+Aa-
    Zalo

    Bồi hồi với phóng sự về bữa ăn 2 nghìn có 7 miếng thịt mỡ của sinh viên ngày xưa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một bữa cơm chỉ lèo tèo 7, 8 miếng thịt mỏng, cùng bát canh rau ngót chỉ toàn nước.

    Một bữa cơm chỉ lèo tèo 7, 8 miếng thịt mỏng, cùng bát canh rau ngót chỉ toàn nước.

    Cuộc sống sinh viên là những mảng màu sắc vô cùng sống động, cả vui buồn, cả khổ cực. Vậy bạn có biết sinh viên Hà Nội hơn 20 năm trước đã ăn gì, mặc gì và sống như thế nào không? Hãy xem đoạn clip sau đây.

    [mecloud]Vkgm44LpiR[/mecloud]

    Clip ghi lại cuộc sống khá vất vả của sinh viên Hà Nội vào năm 1994.

    Xem clip, có thể thấy, sinh viên thời xưa sống khá vất vả. Hai mươi năm trước, Hà Nội là nơi tập trung rất đông sinh viên ưu tú của cả nước với các trường đại học nổi tiếng như Đại học Văn khoa, Đại học Tổng hợp, Đại học Bách khoa… Họ đến từ mọi vùng khác nhau, xuất thân gia đình cũng khác nhau nhưng chuyện ăn ở của họ lại không có khác biệt gì lớn.

    Sinh viên đa số đều ăn cơm ở ký túc xá. Cơm ký túc xá khá đơn giản với chỉ một món mặn và một món canh. Canh thì “như chỉ bỏ muối và lá rau”, còn thịt cũng có thể đếm được “7, 8 miếng”. Đơn giản là thế nhưng sinh viên vẫn ăn rất ngon lành để tiếp tục các buổi học trên trường. Giá mỗi phần cơm ở căn tin thường dao động từ 1.500 đồng đến 2.000 đồng.

    Một phần cơm phổ biến với món ăn khá đơn sơ.

    Nhưng sinh viên vẫn ăn khá ngon lành.

    Những sinh viên được cho là thành phần khá giả thì có thể ăn cơm bụi bên ngoài. Phần cơm này hơn trong ký túc xá tầm 1.000 đồng với các món cũng đơn giản không kém như rau, dưa, đậu hũ, may ra thêm được vài miếng thịt…

    Một điều thú vị là căn tin và các quán cơm bình dân sẵn sàng cho sinh viên nợ tiền ăn. Theo như lời người phụ nữ bán căn tin trong clip cho biết, cô tiếp xúc với các sinh viên hằng ngày, có thể hiểu hoàn cảnh của từng em và cho nợ trong khi chờ cha mẹ gửi tiền lên. Một quán cơm bình dân cũng trưng ra những cuốn sổ chi chít những tên sinh viên ăn và ghi sổ. Chị chủ quán thì bình thản: “Sinh viên rất tự giác, cuối tháng sẽ tự đến thanh toán chứ không cần phải đi thu”.

    Một cuốn sổ ghi nợ của sinh viên.

    Người phụ nữ này thường xuyên cho sinh viên nợ tiền ăn.

    Chuyện ăn đã vậy, việc mặc của sinh viên cũng cực kỳ đơn giản chỉ với quần bò và áo thun. Dù nhà có điều kiện hay thiếu thốn, sinh viên đều vô cùng ý thức tới hoàn cảnh ăn mặc của mình.

    Clip đã nhận được rất nhiều lượt xem cũng như bình luận của cư dân mạng, vì những khó khăn mang tên sinh viên, dù là 20 năm trước hay đến bây giờ vẫn có và qua đó, nhận được sự đồng cảm.

    Clip nhận được rất đông bình luận của cư dân mạng.

    Facebooker Minh Pham bình luận: “Mình nhớ xuất cơm nhà bếp của ĐHBK khi đó là 500 đồng, và phải mua phiếu tháng do vậy có 1 cụ già già hay ngồi chỗ gôc cây bên cạnh nhà ăn để buôn các phiếu ăn này cho những sinh viên về quê không dùng đến hoặc như ai đó có bạn bè sang thăm, và để có cái khay ăn này thì mỗi SV phải có 1 đồng xu trên có khắc chữ ĐHBK, sau khi ăn xong và trả khay vào vị trí thì nhà ăn sẽ trả lại đồng xu này. Nhà ăn tập thể ĐHBK chỉ tồn tại có mấy tháng sau khi mình nhập học rồi sau đó được tư nhân hóa (Quán Xanh) thì phải, do vậy sau đó mình chuyển sang ăn ở khu tam giác. Thấm thoắt đã hơn 20 năm qua đi, ôi thời gian và Bách khoa yêu dấu của tôi”.

    Độc giả Kim Bach thì bộc bạch: “Thời đó nghèo thế, đủ sống được để đi học và tốt nghiệp là giỏi rồi, chuyện thời trang quan tâm chỉ có tốn kém mà thôi. Hồi đó, mình biết may đồ, vậy nên suốt cả 5 năm đại học tớ tự may quần áo mặc luôn”.

    Bạn Hồng Duyên thì bình luận: “Xem lại hình ảnh các bậc đàn anh, đàn chị ngày trước mà cảm giác vừa quen vừa thương. Sinh viên khổ sở ở đâu cũng có, nhưng tinh thần học hỏi và vươn lên mới đáng trân quý. Xem rồi thấy sinh viên khổ bây giờ vẫn còn sung sướng hơn trước nhiều, thấy để cố gắng học hành thôi”.

    Theo Trí thức trẻ

    Xem thêm video:

    [mecloud]sj5t8tcDy6[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/boi-hoi-voi-phong-su-ve-bua-an-2-nghin-co-7-mieng-thit-mo-cua-sinh-vien-ngay-xua-a117378.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.