+Aa-
    Zalo

    Cách dừng chờ đèn đỏ để không "mất tiền oan"?

    (ĐS&PL) - Khi dừng đèn đỏ, các phương tiện tham gia giao thông không được phép đè vạch hay đi quá vạch ngang đường, liền nét màu trắng. Nếu dừng xe đè lên vạch hay quá vạch sẽ bị coi là vi phạm luật giao thông đường bộ và có thể bị xử phạt.

    Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về báo hiệu đường bộ bằng tín hiệu đèn giao thông như sau:

    Tín hiệu đèn giao thông có ba màu:

    - Tín hiệu xanh là được đi;

    - Tín hiệu đỏ là cấm đi;

    - Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

    Khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

    Bên cạnh đó, Quy chuẩn 41 năm 2019 của Bộ Giao thông Vận tải quy cụ thể về đèn đỏ và vạch dừng như sau: Tín hiệu đỏ báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp không có vạch dừng, thì vị trí đặt đèn tín hiệu gần nhất theo chiều đi coi như là vạch dừng.

    Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch dừng xe dùng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp. Vạch dùng để xác định vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122. Vạch cũng dùng để xác định vị trí người điều khiển phải dừng lại trong các điều kiện nhất định ở một số vị trí như: trên nhánh dẫn tới nút giao cùng mức với đường sắt, trên làn chờ rẽ trái trong phạm vi nút giao, trước vị trí vạch người đi bộ qua đường.

    Như vậy, khi dừng đèn đỏ, các phương tiện tham gia giao thông không được phép đè vạch hay đi quá vạch ngang đường, liền nét màu trắng. Nếu dừng xe đè lên vạch hay quá vạch sẽ bị coi là vi phạm luật giao thông đường bộ và có thể bị xử phạt.

    cach dung cho den do de khong mat tien oan 9 9
    Khi dừng đèn đỏ, các phương tiện tham gia giao thông không được phép đè vạch hay đi quá vạch ngang đường, liền nét màu trắng.

    Dừng đèn đỏ chỗ bóng râm có bị phạt không?

    Theo khoản 5 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008: "Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại."

    Tại vị trí trước đèn tín hiệu giao thông thường có một vạch đường nằm ngang. Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT do Tổng cục Đường bộ biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019, vạch đường nằm ngang này được gọi là vạch dừng xe, theo điểm G2.1 quy chuẩn trên, vạch dừng xe dùng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp. Vạch dừng để xác định vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ.

    Theo đó, người tham gia giao thông khi dừng xe theo tín hiệu giao thông, cần lưu ý dừng đúng vạch kẻ đường quy định, không được dừng quá xa vạch dừng xe.

    Trường hợp lựa chọn bóng râm để dừng đèn đỏ nhưng bóng râm này không thuộc vị trí được quy định dừng xe theo vạch kẻ đường, không phải là vị trí được phép dừng, đỗ xe có thể gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến các phương tham gia giao thông khác và có thể bị xử phạt như sau:

    - Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy: hành vi để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông thì bị phạt từ 80.000 đồng - 100.000 đồng (điểm k khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021).

    - Đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mức phạt sẽ là 300.000 - 400.000 đồng đối với hành vi dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật (điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021).

    - Đối với người điều khiển xe ô tô: hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường thì bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng; hành vi dừng xe, đỗ xe trái quy định gây ùn tắt giao thông có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng theo (Điểm a khoản 1; điểm đ khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021).

    XEM THÊM: Chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2023: Tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia

    Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?

    Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022), tùy vào loại phương tiện điều khiển mà hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ, đèn vàng không đúng quy định) sẽ bị xử phạt như sau:

    Đối với người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng, theo điểm a khoản 5 điều 5 (trước đây, bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng).

    Ngoài việc bị phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng theo điểm b khoản 11 điều 5.

    Đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền 800.000 đồng đến 1 triệu đồng, theo điểm e khoản 4 điều 6 (trước đây, bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng).

    Ngoài việc bị phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng theo điểm b khoản 10 điều 6.

    Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, theo điểm đ khoản 5 điều 7 (trước đây, bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng).

    Ngoài việc bị phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 tháng đến 3 tháng theo điểm a khoản 10 điều 7.

    Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, theo điểm đ khoản 2 điều 8.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-dung-cho-den-do-de-khong-mat-tien-oan-a597153.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan