+Aa-
    Zalo

    Chương trình phát triển tiêm kích đắt đỏ nhất của Mỹ đã 'hỏng bét'?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khen F-35 là tuyệt vời nhưng chê quy trình sản xuất hỗn loạn và tồn tại nhiều vấn đề về mặt hệ thống.

    Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khen F-35 là tuyệt vời nhưng chê quy trình sản xuất hỗn loạn và tồn tại nhiều vấn đề về mặt hệ thống liên quan tới việc thiếu linh kiện rời và chi phí của mỗi giờ bay đắt đỏ.

    Tiêm kích F-35 của Mỹ. Ảnh: Getty 

    Tuyên bố của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan được đưa ra trong một cuộc điều tra của Văn phòng Tổng thanh tra đối với những cáo buộc rằng ông đang thiên vị tập đoàn Boeing, nơi ông đã từng làm việc, và nhiều lần chỉ trích đối thủ của hãng này là tập đoàn Lockheed Martin, nhà thầu chính của chương trình máy bay F-35.

    Sau cuộc điều tra, ông Shanahan đã được xóa các cáo buộc vì các điều tra viên cho rằng “nhận xét về chương trình F-35 của ông là thực tế, có liên quan tới chương trình và khá đồng nhất với những đánh giá mà các cơ quan chính phủ khác đã đưa ra trước đó”.

    Tuy nhiên, đánh giá của ông về tình hình của chương trình F-35 là điều rất đáng lo ngại. Điều này càng đúng hơn nữa khi một báo cáo của Văn phòng Thẩm định Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO) nói rằng gần 30% trong tổng số các máy bay F-35 không thể cất cánh trong nhiều tháng vào năm ngoái do bị thiếu hụt linh kiện dự phòng.

    Báo cáo nêu rõ Bộ Quốc phòng Mỹ xảy ra tình trạng tồn đọng “trong việc sửa chữa 4.300 bộ phận của F-35”.

    Các điều tra viên cho biết ông Shanahan đã nói rất rõ ràng với họ rằng ông không chỉ trích bản thân chiếc máy bay chiến đấu mà là chương trình phát triển của máy bay này.

    “Ông Shanahan cho hay ông ấy không nói máy bay F-35 đã “hỏng bét”. Ông ấy nói rằng F-35 là một loại máy bay tuyệt vời. Ông khẳng định ông muốn ám chỉ chương trình máy bay F-35”, báo cáo này nói.

    “Ông ấy nói thêm rằng những phát ngôn này “luôn là về sự hiệu quả của chương trình, và một số những hạng mục được xác định là… có những vấn đề cơ bản”, báo cáo này nói thêm.

    Máy bay tiêm kích F-35 đang khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng và độ tin cậy của mình. Ảnh: Getty

    Hai báo cáo trên của Bộ Quốc phòng và GAO công bố ngày 25/4 tiếp tục làm dấy lên những câu hỏi về tình trạng của chương trình vũ khí đắt đỏ nhất thế giới.

    Theo hãng Lockheed Martin, máy bay chiến đấu F-35 được coi là tương lai của không quân hiện đại, một loại phi cơ có khả năng chiến đấu cao và đa chức năng, kết hợp khả năng hoạt động bí mật, tốc độ siêu thanh và công nghệ cảm biến tối tân để thực hiện nhiệm vụ quân sự. Bản thân máy bay này cũng đã nhiều lần được Tổng thống Donald Trump khen ngợi, khi ông nói rằng nó có thể “tàng hình”.

    Tuy nhiên, F-35 cũng trở thành tâm điểm chỉ trích trong những năm gần đây vì tồn tại quá nhiều vấn đề từ phần mềm, động cơ cho tới hệ thống vũ khí. Ngoài ra, giới chỉ trích cũng băn khoăn về năng lực tác chiến thực sự của F-35, nhất là sau khi chiếc F-35A của Nhật Bản trong tháng này đã rơi xuống biển khi đang diễn tập. Tokyo đã dừng bay toàn bộ phi đội F-35 tới khi tìm ra nguyên nhân.

    Cả Lầu Năm Góc và nhà thầu Lockheed Martin đều khẳng định họ đang hợp tác với GAO để đưa ra những khuyến nghị chi tiết cho những vấn đề mà cơ quan này nêu ra trong các báo cáo về F-35. 

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuong-trinh-phat-trien-tiem-kich-dat-do-nhat-cua-my-da-hong-bet-a272937.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan