+Aa-
    Zalo

    Cú lừa cực đỉnh đằng sau những bức ảnh "làm mưa làm gió" cộng đồng mạng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những tấm hình đã từng làm mưa làm gió trên cộng đồng mạng, ai cũng tin là thật, nhưng sự thực không hề giống như vậy.

    Những tấm hình đã từng làm mưa làm gió trên cộng đồng mạng, ai cũng tin là thật, nhưng sự thực không hề giống như vậy, nhất là khi đây là thời đại Photoshop lên ngôi.

    Sẽ rất tuyệt vời nếu hai nữ diễn viên xinh đẹp bậc nhất Holywood đều cùng xuất hiện trong cùng 1 bức ảnh. Nhưng đáng buồn cho các fan là bức ảnh chỉ có mỗi Marilyn Monroe, còn Elizabeth Taylor là được ghép vào bằng công nghệ chỉnh sửa ảnh.

    Chắc hẳn nếu ai thấy cảnh tượng này đều cảm thấy lo lắng cho nhóm phóng viên khi đang tác nghiệp lại gặp cảnh tượng nguy hiểm này. Tuy nhiên bức ảnh này không có thật và con gấu chỉ được ghép vào ảnh để mua vui.

    Bò sữa thành phố và nông thôn... cũng chỉ là sản phẩm của photoshop.

    Bức ảnh của vụ nổ được chụp cách 7 năm, sau khi Albert Einstein qua đời. Trong khi bức ảnh Albert Einstein đạp xe được chụp trong sân nhà của ông.

    Cư dân mạng thế giới từng phát sốt với hình ảnh chàng trai người Nhật "nhảy múa" với chảo cơm rang, biến nó uốn lượn như con sóng. Tuy nhiên, chảo cơm rang có hình thù ngọn sóng là một sản phẩm của điêu khắc và được bày bán tại một cửa hàng ở Tokyo.

    Lần đầu tiên tuyết trắng phủ đầy tượng Nhân sư ở Cairo, Ai Cập. Thực chất, tượng nhân sư này là mô hình được đặt ở Quảng trường thế giới Tobu, thuộc tỉnh Tochigi, Nhật Bản.

    Chú hươu xuất hiện như một vị thần. Đây là một trong những bức hình được chia sẻ rất nhiều. Khoảnh khắc tưởng như thể hiện khả năng nắm bắt cực kỳ thiên tài, nhưng hóa ra lại là sản phẩm photoshop mà thôi.

    Trung Quốc đông dân, thế nên một số tỉnh và thành phố buộc phải chọn giải pháp xây nhà tầng. Tuy nhiên, dù quả là các tòa chung cư của đất nước này khá to lớn, nhưng không đến mức như ảnh được chia sẻ trên internet.

    Cách đây vài năm, tấm hình thành phố Venice của Ý chìm trong băng giá đã được cư dân mạng chia sẻ rất nhiều, đặc biệt là vào thời điểm những đợt rét kỷ lục hoành hành khắp châu Âu. Tuy nhiên thực tế thì không phải vậy. Dù Venice đôi khi có lạnh đến mức khiến nước đóng băng, nhưng nó cực kỳ hiếm, bởi nhiệt lượng thành phố này tỏa ra là không hề nhỏ. Ngoài ra, mặt nước của những con kênh tại Venice thường có màu tối, không thể xanh như bức hình được. Người ta đã tìm ra nguồn gốc của tấm hình này: được ghép từ ảnh của Venice với hồ Baikal tại Nga.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cu-lua-cuc-dinh-dang-sau-nhung-buc-anh-lam-mua-lam-gio-cong-dong-mang-a329634.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan