+Aa-
    Zalo

    Đà Nẵng lần đầu tăng trưởng âm 9,77%

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Năm 2020. do ảnh hưởng nặng nề bởi 2 đợt dịch COVID-19, TP.Đà Nẵng lần đầu tiên tăng trưởng âm 9,77%.

    Năm 2020. do ảnh hưởng nặng nề bởi 2 đợt dịch COVID-19, TP.Đà Nẵng lần đầu tiên tăng trưởng âm 9,77%. 

    Ông Lê Nho Trung- Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng. Ảnh: Tiền Phong

    Ngày 7/12, TP.Đà Nẵng tiến hành khai mạc kỳ họp thứ 16, HĐND khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021.

    Tại kỳ họp, ông Nguyễn Nho Trung- Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng cho biết, từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của 2 đợt dịch COVID-19 nên kinh tế TP năm 2020 không thể duy trì được mức tăng như những năm trước.

    Năm 2020 là năm đầu tiên sau 20 năm trở thành TP trực thuộc Trung ương, tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng âm, khoảng -9,77%, thu ngân sách đạt 70%, kéo giảm tăng trưởng của cả nhiệm kỳ 2020-2025 xuống.

    Một số chủ trương lớn chưa được triển khai hiệu quả, việc tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp có chuyển biến nhưng còn chậm, giải ngân đầu tư công khá khiêm tốn so với kế hoạch.

    Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng cho rằng, cần nhanh chóng đánh giá các khóa cạnh, phân tích một cách khoa học, tổng thể đề từ đó có những giải pháp tích cực và hiệu quả nhất trong thời gian tới, nhằm phục hồi nhanh chóng kinh tế- xã hội.

    Cuối năm 2020, TP hoàn thành đạt và vượt 3/11 chỉ tiêu đề ra, có 8/11 chỉ tiêu kinh tế như: tổng sản phẩm xã hội; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn và tổng vốn đầu tư phát triển,... không đạt kế hoạch và sụt giảm mạnh, nhất là trong khu vực dịch vụ, du lịch, công nghiệp.

    "Vừa qua, hội nghị Thành uỷ đã bàn và xác định mục tiêu tăng trưởng năm 2021 cố gắng phấn đấu là trên 6%. Nếu mục tiêu này đạt được thì chúng ta cũng chỉ phát triển bằng năm 2018, như vậy là tụt giảm khoảng 3 năm. Đây là một trong những khó khăn lớn nhưng cũng là mốc chúng ta cần phấn đấu với sự quyết tâm rất cao", Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng nhìn nhận.

    Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, ông Quảng đề nghị đại biểu HĐND tập trung đề xuất giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc pháp lý trong các dự án đất đai, tồn đọng kéo dài, giúp khơi thông nguồn lực, tạo nên nguồn thu cho ngân sách và quan trọng hơn là khắc phục tình trạng để lãng phí nguồn lực của Nhà nước và doanh nghiệp; tạo niềm tin cho các nhà đầu tư chân chính, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

    TP cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, ban hành cơ chế chính sách để cải thiện mạnh môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút mạnh sự đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn; quyết liệt triển khai việc giải ngân vốn đầu tư công.

    Đưa ra các giải pháp thực hiện tốt đề án mô hình chính quyền đô thị và các cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển TP; phối hợp với cơ quan Trung ương khẩn trương ban hành các quy định để triển khai các cơ chế chính sách đặc thù, nhất là trên lĩnh vực quy hoạch, tỷ lệ điều tiết ngân sách TP.

    Hiện tại, trên địa bàn TP.Đà Nẵng có hơn 190.000 người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong đó hơn 20.600 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, 70.120 lao động bị ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương và 99.280 lao động làm việc không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm.

    Dự kiến đến cuối năm 2020, các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng lại lao động.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/da-nang-lan-dau-tang-truong-am-977-a348635.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan