+Aa-
    Zalo

    Vẫn chưa chốt được mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau hai phiên họp, Hội đồng Tiền lương quốc gia vẫn chưa thể chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2019.

    Sau hai phiên họp, Hội đồng Tiền lương quốc gia vẫn chưa thể chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2019.

    Trưa 26/7, phiên họp thứ hai của Hội đồng Tiền lương Quốc gia (HĐTLQG) về phương án tiền lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2019 đã kết thúc mà chưa tìm được tiếng nói chung.

    Tại phiên họp này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) vẫn giữ nguyên mức tăng đề xuất tại phiên họp lần thứ nhất là 8,0% (tăng từ 220.000-330.000 đồng tùy từng vùng); đại diện người sử dụng lao động (VCCI) đề nghị tăng 2%, so với phiên thứ nhất là đề xuất không tăng. Mức đề xuất 2% này vẫn còn rất chênh lệch so với đề xuất của Tổng LĐLĐVN.

    Vẫn chưa chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm. Ảnh: Lao động

    Một vấn đề quan trọng được các bên tranh cãi tại phiên họp lần này là về cách xác định mức sống tối thiểu làm căn cứ tính mức LTT năm 2019. Tổng LĐLĐVN và Bộ phận Kỹ thuật của HĐTLQG cơ bản thống nhất sử dụng phương pháp và các căn cứ dựa vào nhu cầu tiêu dùng tối thiểu để xác định mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

    Theo ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ Lao động (Tổng LĐLĐVN) cho rằng, việc không tăng LTT năm 2019 là vô lý, bởi lẽ theo lộ trình LTT đáp ứng mức sống tối thiểu, năm nay nếu không tăng, thì rõ ràng sang năm phải tăng lên để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu.

    Tại phiên họp, ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Phó Chủ tịch HĐTLQG - nêu quan điểm, căn cứ vào Nghị quyết số 27, lộ trình để LTT đáp ứng mức sống tối thiểu còn 2 năm nữa. Hiện mức LTT vùng đã đáp ứng được 92% mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Như vậy, khi chỉ còn 2 năm nữa để bảo đảm mức tăng 8%, chia ra mỗi năm (2019, 2020) là 4%.

    Kết quả sẽ tiếp tục được chờ đợi ở phiên họp dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 8. Ảnh minh họa

    Ngoài ra, việc điều chỉnh LTT phải phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế cả nước 6 tháng đầu năm (đạt 7,08%, mức cao nhất trong 7 năm qua), chỉ số lạm phát CPI cả năm dự kiến tăng 4%. Như vậy, cộng với chỉ số lạm phát (khoảng 4%), ít nhất năm 2019 phải tăng LTT vùng ở mức 8%.

    Thêm vào đó, vừa qua Chính phủ cũng đã quyết định tăng lương cơ bản cho đơn vị sự nghiệp và người hưởng lương hưu gần 7%, không có lý gì tiền lương của người công nhân lại thấp hơn cả đơn vị hành chính sự nghiệp.

    "Nếu giới chủ vẫn giữ nguyên quan điểm không tăng lương tối thiểu vùng thì không biết ăn nói thế nào với công nhân. Với chỉ số CPI tăng như hiện nay nếu không tăng lương thì tiền lương của người lao động đã bị mất giá, âm 4%. Điều này không phù hợp với kinh tế thị trường" - Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn lời ông Chính khẳng định.

    Như vậy, sau hai phiên họp, HĐTLQG vẫn chưa thể chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2019 là bao nhiêu. Kết quả sẽ tiếp tục được chờ đợi ở phiên họp lần 3, dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 8 tới đây.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/van-chua-chot-duoc-muc-tang-luong-toi-thieu-vung-nam-2019-a237858.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan