+Aa-
    Zalo

    Đừng ăn khoai lang nếu bạn là một trong những nhóm người này

    (ĐS&PL) - Khoai lang là loại củ rất ngon và bổ dưỡng, có thể chế biến được rất nhiều món ngon. Tuy nhiên, những nhóm người dưới đây không nên ăn.

    Khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng lại có thể chế biên thành nhiều món ăn ngon nên được nhiều người yêu thích. 

    Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như cam thử, phiên chử. Củ khoai tính bình, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt.

    Khoai lang có thể chữa được bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, hành kinh không đều, di tinh, kiết lỵ. Ngoài ra, ăn khoai lang còn có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể.

    Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng với một số người, ăn khoai lang lại có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể.

    Những ai không nên ăn khoai lang

    Người bị thận

    Khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A. Người mắc bệnh thận, chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, do đó ăn khoai lang có thể gây rối loạn nhịp, yếu tim.

    dung an khoai lang neu ban la mot trong nhung nhom nguoi nay 6
    Đừng ăn khoai lang nếu bạn là một trong những nhóm người này.

    Người đang đói

    Vì trong củ khoai lang có chứa nhiều đường nên nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ nóng, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn nên nấu, luộc hoặc nướng khoai thật chín để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.

    Người có hệ tiêu hóa kém

    Người có hệ tiêu hóa kém ăn nhiều khoai lang có thể dẫn đến tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi chướng bụng. 

    Người có bệnh về dạ dày

    Người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính dù thèm cũng không nên ăn khoai lang vì có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

    Những lưu ý khi ăn khoai lang

    Ăn khoai lang buổi tối dễ bị trào ngược, nhất là với người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, dễ đầy bụng. Ngoài ra, về đêm, cơ thể thường trao đổi chất thấp nên ăn khoai khó tiêu hóa dẫn đến mất ngủ. Để tránh tình trạng này, bạn nên nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

    Không ăn hồng chung với khoai lang. Lý do là khi ăn cùng, lượng đường trong khoai lang lên men trong dạ dày khiến dịch vị tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng, gây kết tủa.

    Khoai lang chứa một lượng carbohydrates tương đương với cơm. Vì vậy, nếu ăn khoai thì nên giảm lượng cơm để không dư thừa tinh bột.

    Nên kết hợp ăn thêm rau xanh và trái cây, thực phẩm thuộc nhóm chất đạm để đảm bảo bữa ăn đầy đủ chất. Ví dụ, khi ăn khoai, bạn có thể thêm món thịt lợn để tăng khả năng hấp thụ, thúc đẩy hấp thu chất carotenoid tan trong chất béo và vitamin E. Ăn khoai với một số món ăn mặn có thể điều chỉnh hương vị, tốt cho dạ dày.

    Để tăng cường dinh dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Muốn giải cảm và chữa táo bón, nên dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

    dung an khoai lang neu ban la mot trong nhung nhom nguoi nay 5
    Đừng ăn khoai lang nếu bạn là một trong những nhóm người này.

    Những thực phẩm không nên ăn cùng khoai lang

    Quả hồng

    Đường trong khoai lang rất dễ bị lên men trong dạ dày, vì thế khi ăn khoai lang sẽ gây ra hiện tượng tăng tiết axit dạ dày.

    Nếu bạn ăn quả hồng lúc này sẽ làm cô đặc và kết tủa axit trong dạ dày do phản ứng hóa học của phức hợp tannin - pectin của quả hồng dẫn đến vón cục, trường hợp nặng có thể gặp phải tình trạng xuất huyết tiêu hóa hoặc viêm loét dạ dày.

    Do đó, nếu muốn ăn 2 loại thực phẩm này, bạn nên ăn chúng cách nhau ít nhất là 5h.

    Cà chua

    Nếu trong thực đơn đã có khoai lang thì bạn không nên bổ sung thêm cà chua. Lý do, trong khoai lang có đường, khi tiêu thụ thực phẩm này, đường được lưu lại sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị.

    Trong khi đó, cà chua khi ăn vào trong cơ thể dễ bị kết tủa trong môi trường axit mạnh, từ đó thức ăn sẽ tích tụ trong ruột và dạ dày, gây khó tiêu hóa, khó hấp thụ, đau bụng, tiêu chảy

    Do đó, nếu ăn khoai lang với cà chua, lâu dài bạn có thể mắc bệnh sỏi thận.

    Chuối

    Cũng giống như cà chua, khi ăn khoai lang không nên ăn cùng chuối. Đây đều là 2 thực phẩm dễ tạo cảm giác no, do đó, nếu ăn cùng một lúc sẽ dễ bị đầy bụng, thậm chí có thể gây trào ngược axit dạ dày.

    Thậm chí, khi ăn quá nhiều chuối và khoai lang sẽ dẫn đến khó tiêu hóa, hấp thụ, trường hợp nặng có thể gây ngộ độc mãn tính do thức ăn trong ruột và dạ dày bị ức chế.

    Cua ghẹ

    Một số người rất dễ bị tiêu chảy sau khi ăn hải sản, còn khoai lang rất dễ khiến người ta có cảm giác no nên nếu ăn cả hai cùng lúc thì ở trường hợp nhẹ, bạn có thể bị đau bụng và tiêu chảy, nặng hơn có thể gây sỏi trong cơ thể.

    Khoai lang không nên ăn cùng thịt gà vì cả hai đều khó tiêu nên nếu ăn chung sẽ dễ gây trướng bụng, đau bụng. Trường hợp nặng, chúng còn có thể gây khó chịu đường tiêu hóa.

    Như Quỳnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dung-an-khoai-lang-neu-ban-la-mot-trong-nhung-nhom-nguoi-nay-a602376.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan