+Aa-
    Zalo

    EU tiến gần thoả thuận cấm ô tô sử dụng nhiên liệu hoá thạch

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khi các nhà lập pháp EU bỏ phiếu cấm bán ô tô động cơ đốt trong vào năm 2035, đó là một chiến thắng mang tính bước ngoặt cho khí hậu.

    Vào thán 2/2023, Nghị viện châu Âu đã thông qua dự luật cấm ô tô động cơ đốt trong vào năm 2035. Điều cần thiết để dự luật này đi vào hoạt động là con dấu xác nhận của chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, Đức gần đây đã đột ngột thay đổi quan điểm của họ về vấn đề. 

    Trong một sự đảo ngược khiến nhiều người trong EU choáng váng, chính phủ Đức đã quyết định thúc đẩy một "lỗ hổng", cho phép bán ô tô động cơ đốt trong sau thời hạn 2035 - miễn là chúng chạy bằng nhiên liệu tổng hợp.

    Đó là một ngoại lệ có thể gây rủi ro cho mục tiêu phát thải ròng của EU. Về mặt pháp lý, khối này có nghĩa vụ phải trung hòa carbon vào năm 2050. Được biết, ô tô và xe tải chịu trách nhiệm cho khoảng 15% tổng lượng khí thải nhà kính, việc thay thế dần các phương tiện gây ô nhiễm là một phần quan trọng trong chính sách khí hậu EU.

    Lệnh cấm ô tô động cơ đốt trong được coi là một trong những trọng tâm trong kế hoạch đầy tham vọng của Liên minh Châu Âu nhằm đạt mức phải thải ròng bằng 0 vào năm 2050 - nghĩa là loại bỏ khỏi lượng khí ô nhiễm mà khối này thải ra. 

    o to lien minh chau au eu
    Một biển báo điện tử có nội dung "Ô nhiễm, giới hạn tốc độ 60km" trên đường vành đai Paris (Pháp). Ảnh: Reuters 

    Luật dự kiến sẽ cấm hoàn toàn việc bán ô tô chạy bằng dầu diesel và xăng vào năm 2035. Liên minh Châu Âu lập luận rằng thời hạn này là cần thiết vì tuổi thọ trung bình của ô tô là khoảng 15 năm — vì vậy để chuyển sang sử dụng xe không gây ô nhiễm carbon vào năm 2050, việc bán ô tô động cơ đốt trong phải kết thúc vào năm 2035

    Nhưng đầu tháng này, ngay trước cuộc bỏ phiếu cuối cùng, Đức đã bác bỏ ý kiến rằng tất cả các động cơ đốt trong phải bị cấm. Thay vào đó, Berlin cho rằng nên cho phép bán ô tô động cơ chạy bằng nhiên liệu "xanh".

    Các quốc gia châu Âu khác, bao gồm Italy, Ba Lan và Cộng hòa Séc, đã cùng với Đức yêu cầu một ngoại lệ về vấn đề này. Sau các cuộc đàm phán căng thẳng, Giám đốc khí hậu của EU Frans Timmermans ngày 25/3 cho biết "một thỏa thuận với Đức về việc sử dụng nhiên liệu tổng hợp (e-fuels) trong ô tô trong tương lai" đã đạt được.

    Mặc dù văn bản của luật vẫn không thay đổi, nhưng Đức cho biết họ hiện có những đảm bảo mà họ đang mong đợi quy định từ EU về xe chạy bằng nhiên liệu tổng hợp.  "Xe có động cơ đốt trong vẫn có thể được đăng ký mới sau năm 2035 nếu chúng chỉ sử dụng nhiên liệu trung tính CO2", Bộ trưởng Giao thông vận tải Đức Volker Wissing thông báo trên Twitter.

    Được biết, nhiên liệu tổng hợp được tạo ra bằng cách sử dụng hydro và carbon dioxide thu được từ khí quyển. Nhiều người ủng họ gọi đây là một nhiên liệu sạch nhưng thực tế việc đốt các nhiên liệu nhân tạo này giải phóng một lượng khí thải làm nóng hành tinh và các chất gây ô nhiễm không khí tương tự như sử dụng nhiên liệu hóa thạch thông thường.

    Thông tin xác thực "xanh" đề cập đến quy trình sản xuất: Nhiên liệu tổng hợp được làm từ carbon đã được loại bỏ khỏi khí quyển, theo đó lượng khí thải chúng tạo ra sẽ bù đắp vào phần bị mất đi này.

    Việc cung cấp nhiên liệu tổng hợp có thể bị hạn chế trong một thời gian. Các nhà phê bình cho rằng loại nhiên liệu này nên được dành riêng cho các ngành không có giải pháp thay thế khả thi cho nhiên liệu hóa thạch, chẳng hạn như hàng không và vận chuyển.

    Minh Hạnh (Theo CNN) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/eu-tien-gan-thoa-thuan-cam-o-to-su-dung-nhien-lieu-hoa-thach-a570227.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan