+Aa-
    Zalo

    GIám đốc BV 108 tiết lộ hậu trường ca ghép phổi đầu tiên

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Giám đốc BV 108 chia sẻ: Chúng tôi không chỉ ghép phổi từ người cho chết não đơn thuần mà chúng tôi lấy và ghép đa tạng cho nhiều bệnh nhân trong cùng thời điểm.

    Giám đốc BV 108 chia sẻ: Chúng tôi không chỉ ghép phổi từ người cho chết não đơn thuần mà chúng tôi lấy và ghép đa tạng cho nhiều bệnh nhân trong cùng thời điểm.

    Ngày 26/2/2018, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho chết não đầu tiên tại Việt Nam.

    Đây không chỉ là ca ghép phổi từ người cho chết não đơn thuần mà là một trường hợp ghép đa tạng cho nhiều người trong cùng thời gian rất ngắn. Trong đó, có 1 bệnh nhân được ghép phổi, 1 bệnh nhân được ghép thận, 2 bệnh nhân được ghép giác mạc thực hiện tại bệnh viện Trun ương Quân đội 108; 1 bệnh nhân được ghép tim và 1 bệnh nhân ghép thận khác được thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh).

    Chia sẻ với PV, GS.TS Mai Hồng Bàng, Giám đốc bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, bệnh viện đã đồng thời phối hợp với trung tâm Điều phối tạng quốc gia, bệnh viện Việt Đức và bệnh viện Chợ Rẫy, hàng không Việt Nam tiến hành bảo quản, vận chuyển tạng xuyên Việt để thực hiện ghép thận và tim cho hai bệnh nhân tại bệnh viện Chợ Rẫy.

    Được biết, người hiến tạng là một nam giới 45 tuổi bị chết não, đã được bố mẹ, vợ toàn thể gia đình đồng ý quyết định hiến tạng của anh, để mong muốn nối tiếp những cống hiến còn dang dở của anh cho cuộc đời.

    Quyết định ấy đã giúp cho 6 người có cơ hội được cải thiện cuộc sống, và có những người được kéo dài tuổi đời thêm nhiều năm nữa.

    Tin nhanh - GIám đốc BV 108 tiết lộ hậu trường ca ghép phổi đầu tiên từ người cho chết não

    Các bác sĩ tiến hành ca ghép tạng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

    Bệnh nhân được ghép phổi là anh Tr.N.H (52 tuổi, quê Nam Định), anh được chẩn đoán bị suy hô hấp nặng do bị  phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối. Những ngày cuối năm 2017, sức khỏe anh dần suy kiệt, bị suy hô hấp nặng, rất nhiều lần phải cấp cứu, thở oxy, có thể tử vong bất cứ lúc nào. Ghép phổi là cơ hội duy nhất để cứu sống người bệnh.

    Ghép phổi được đánh giá là một trong những kỹ thuật khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng kể cả với những nước có nền y học tiên tiến trên thế giới.

    Để thực hiện cho ca ghép lịch sử này, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã huy động lực lượng hùng hậu lên tới 60 người gồm ban Chỉ đạo, ban Điều phối, Thư ký, đơn vị Ghép tạng của bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bên cạnh đó có sự hỗ trợ của các chuyên gia hàng đầu về gây mê hồi sức và ghép phổi nước ngoài.

    Bệnh nhân được ghép phổi

    Chia sẻ sâu hơn về quá trình chuẩn bị cho ca ghép phổi này, GS.TS Mai Hồng Bàng cho biết: “Quá trình chuẩn bị rất khẩn trương từ khi xác định bệnh nhân chết não, gia đình đồng ý hiến tạng trong vòng khoảng hơn 40 tiếng đồng hồ từ khi bắt đầu khởi động, chúng tôi đã hội chẩn các kíp ghép, hội chẩn bệnh viện cùng các chuyên gia bệnh viện Việt Đức và các bệnh viện khác; đồng thời hội chẩn quốc tế với các giáo sư, các chuyên gia về ghép tạng trong buổi chiều chủ nhật (ngày 25/2).

    Chúng tôi không chỉ ghép phổi từ người cho chết não đơn thuần mà chúng tôi lấy và ghép đa tạng cho nhiều bệnh nhân trong cùng thời điểm, cùng một ngày trong thời gian ngắn.

    Như vậy, ngoài ca ghép phổi là ca quan trọng nhất ở người cho chết não thì 5 bệnh nhân khác cũng được ghép đồng thời trong thời gian đó.

    Cho tới nay, sau hơn nửa tháng từ khi ghép phổi, tình trạng bệnh nhân tương đối ổn định, thông khí phổi, thông khí máu, tự thở và ăn cháo được… Các trường hợp ghép khác cũng đã ổn định”.

    Chị Trần Thị H., vợ anh H. cho biết, chiều mùng 9 Tết, gia đình nhận được cuộc gọi từ bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhập viện sớm để chuẩn bị ghép phổi. Khi đó gia đình chị H. rất lo lắng vì chưa biết gì về ghép phổi, cũng chưa có ca ghép phổi nào ở Việt Nam.

    “Chồng tôi đã quyết định ghép tạng nên gia đình hoàn toàn tôn trọng anh ấy và tin tưởng vào đội ngũ y, bác sĩ của bệnh viện Trung ương Quân đội 108”.

    Còn anh H. không ngừng nói lời cảm ơn các y, bác sĩ đã tận tình giúp đỡ để mang lại cho mình cuộc sống mới, cảm ơn người đã cho anh và các bệnh nhân khác tạng. Đến thời điểm này anh đã có thể yên tâm tới 80% vì anh cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của bản thân sau ca ghép.

    Mặc dù, hành trình hồi sức, chăm sóc đặc biệt, tập luyện vật lý trị liệu, chống thải ghép ở phía sau còn nhiều thách thức vì liên quan trực tiếp đến vấn đề thông khí, nhưng sau ca phẫu thuật thành công, cơ hội nối dài sự sống của anh đã trở thành hiện thực. Trên sau ghép phổi, tỷ lệ sống năm đầu tiên là 90%, sau 5 năm là 70%, sau 10 năm là 50%.

    Còn gia đình hiến tạng, họ được tri ân không chỉ bệnh nhân ghép phổi.

    Niềm vui được trao đi cho sáu gia đình mới từ Nam ra Bắc, thế nhưng những người quan trọng góp phần tạo nên kỳ tích lại lặng lẽ quan sát hạnh phúc đã trao đi qua màn hình tivi. Và họ được nhắc đến một cách bí mật trong ngày hôm qua (16-3).

                                                                                                                   Nguyễn Huệ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giam-doc-bv-108-tiet-lo-hau-truong-ca-ghep-phoi-dau-tien-a222870.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan