+Aa-
    Zalo

    Giám sát thiếu minh bạch, tư lợi ngày càng “phình to”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trong một khảo sát gần đây do Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ thực hiện, quản lý đất đai bị đánh giá là một trong những ngành tham nhũng nhất, chiếm xấp xỉ 60\%.

    (ĐSPL) - Những năm gần đây, tham nhũng trong quản lý đất đai ở Việt Nam luôn được đánh giá ở mức độ cao nhất trong tất cả các lĩnh vực quản lý, mặc dù các cấp có thẩm quyền đã có nhiều nỗ lực nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý.

    Trong một khảo sát gần đây do Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ thực hiện, quản lý đất đai bị đánh giá là một trong những ngành tham nhũng nhất, chiếm xấp xỉ 60\%.

    Nhận định về thực trạng tham nhũng đất đai ngày càng gia tăng và những lỗ hổng trong quản lý đất đai hiện nay, ông Vũ Quốc Hùng- nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, để tham nhũng đất đai diễn ra phổ biến trong thời gian qua, một nguyên nhân hết sức quan trọng là do công tác tuyển chọn cán bộ.

    Video tham khảo: 

    Chi 10 triệu đồng “mua” một tin tố giác tham nhũng

    "Hệ thống quản lý đất đai hiện nay có từ cấp xã đến Trung ương, nhưng vẫn tồn tại tình trạng, ở một số nơi, cán bộ coi nó chẳng khác nào một vật phẩm cá nhân để đút lót, tư túi. Cách chọn lựa con người quản lý hiện nay thường theo thứ bậc ưu tiên, coi trọng hậu duệ, quan hệ và tiền tệ, sau cùng mới là trí tuệ dẫn đến việc nể nang, tư lợi. Chính cách thức tuyển chọn này đã đặt nhiều người ngồi nhầm chỗ, giữ vị trí quản lý nhưng lại không có kiến thức chuyên môn, chuyên sâu, từ đó nảy sinh ra nhiều tiêu cực".

    Cũng theo quan điểm của ông Hùng, từ vụ lùm xùm nhà, đất của ông Truyền cho thấy, trình độ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ địa chính và nhà đất của tỉnh Bến Tre và TP.HCM là như thế nào(?!). Và ai phải chịu trách nhiệm khi xảy ra vi phạm?

    (bgiay)Giám sát thiếu minh bạch, tư lợi ngày càng “phình to”

    GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT.

    Trong khi đó, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT nhận định: "Ở hầu hết các nơi, những cán bộ làm công tác quản lý đất đai thường có thu nhập cao hơn cán bộ khác, thể hiện ở chỗ, họ mua xe đẹp hơn, nhà cửa rộng rãi hơn. Tất nhiên, nhiều cán bộ quản lý đất đai biện minh là tham gia vào dự án này khác nên thu nhập cao hơn, nhưng tôi cho rằng đó chỉ là biện minh". Theo GS Võ, ở đây có vấn đề mức sống cán bộ làm công tác quản lý đất đai cao hơn cán bộ khác.

    Cũng theo quan điểm của GS. Võ, nhiều ý kiến cho rằng, các đầu nậu kết hợp với một số nhà quản lý ở một vài nơi là cũng có thể thao túng về quy hoạch, có thể mua đất trước quy hoạch, khi quy hoạch đó chưa được công khai hoặc cố tình trì hoãn việc công khai quy hoạch để mua đất của dân trước, khi đó xa mặt đường và sắp tới gần mặt đường.

    "Điều đó cho thấy, công tác giám sát, quản lý đất đai thiếu minh bạch dẫn đến việc tư lợi ngày càng có đất nảy sinh. Vì thế, để giảm nguy cơ dẫn đến tham nhũng trong quản lý đất đai, cần kết hợp cải cách chính sách, nâng cao tính minh bạch với trách nhiệm giải trình", GS. Võ nhấn mạnh.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giam-sat-thieu-minh-bach-tu-loi-ngay-cang-phinh-to-a72047.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan