+Aa-
    Zalo

    Giật mình với những cú lừa ngoạn mục của ông lão… U80

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Do đam mê cờ bạc nên dù ở tuổi “gần đất xa trời” Thi mới bắt đầu... hư hỏng. Và sắp tới “siêu lừa” gần 80 tuổi đời này sẽ đối mặt với một phiên tòa khác tại TP.HCM.

    (ĐSPL) - Do đam mê cờ bạc nên dù ở tuổi “gần đất xa trời” Thi mới bắt đầu... hư hỏng. Và sắp tới “siêu lừa” gần 80 tuổi đời này sẽ đối mặt với một phiên tòa khác tại TP.HCM.
    Thông tin từ phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Công an TP.HCM cho biết: Vừa hoàn tất kết luận điều tra chuyển hồ sơ sang VKSND TP.HCM đề nghị truy tố đối với ông Nguyễn Thành Thi (78 tuổi, ngụ xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
    Điều đáng nói là đối tượng Nguyễn Thành Thi đang ngồi tù, chấp hành hình phạt 3 năm 9 tháng tù của TAND tỉnh Tây Ninh cùng về hai tội danh như trên. Và sắp tới “siêu lừa” gần 80 tuổi đời này sẽ đối mặt với một phiên tòa khác tại TP.HCM. Theo cơ quan điều tra, do đam mê cờ bạc nên dù ở tuổi “gần đất xa trời” Thi mới bắt đầu... hư hỏng.
    Giật mình với những cú lừa ngoạn mục của ông lão… U80
    Siêu lừa Nguyễn Thành Thi
    Đầu năm 2007, Thi mang hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hai lô đất nông nghiệp, diện tích hơn 3.100m2 cùng một sổ hồng của lô đất thổ cư có diện tích 200m2 ở xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn do chính Thi đứng tên để thế chấp tại ngân hàng Agribank chi nhánh Tân Bình vay gần 2,3  tỉ đồng. Thế nhưng, khi thua bạc hết sạch số tiền trên, Thi nảy sinh ý định và nhờ đối tượng tên Tín (ngụ Q.Bình Tân, TP.HCM, hiện chưa rõ lai lịch) làm giả bảy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giống như các giấy tờ mà Thi đã thế chấp ở ngân hàng.
    Tiền công mỗi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả, Thi trả cho Tín là 16 triệu đồng. Ngoài ra, Thi còn nhờ Tín làm “cò” để Thi cầm cố hoặc bán các mảnh đất “ảo” dựa trên các giấy tờ giả, với mức hoa hồng 10\%/số tiền giao dịch... Trong quá trình tẩu thoát, “siêu lừa” tuổi 80 lên khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia để đánh bạc.
    Tại đây, Thi tiếp tục móc nối, làm giả một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của lô đất có diện tích gần 3.500m2 tại xã Long Khánh, huyện Bến Cầu. Sau đó Thi mang giấy tờ đất giả này gạ bán cho ông Phạm Huỳnh T. (ngụ Q.10, TP.HCM) lấy 40.000 USD. Khi biết mình bị lừa, ông T. đã tố cáo Thi lên công an địa phương; do Thi bỏ trốn nên sau đó Công an huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh đã phát lệnh truy nã. Đến cuối năm 2010, Nguyễn Thành Thi bị bắt giữ và sau đó bị TAND tỉnh Tây Ninh tuyên phạt 3 năm 9 tháng tù về hai tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức Nhà nước”. Sắp tới, ông lão “siêu lừa” này tiếp tục đối diện với một phiên tòa khác tại TP.HCM, cũng về hai tội danh trên.
    Luật xưa: Người trên 80 tuổi được dùng tiền để chuộc tội
    Từ xưa đến nay, người già và trẻ em luôn là đối tượng được pháp luật đặc biệt chiếu cố. Quốc triều hình luật của triều Lê đặc biệt chiếu cố người già, trẻ em, người tàn tật và phụ nữ phạm tội. Tuy nhiên, khi phạm tội thập ác, họ không được hưởng nguyên tắc chiếu cố này. Thập ác là mười trọng tội rất nguy hiểm, bao gồm các tội xâm phạm việc bảo vệ vương quyền (mưu phản, mưu đại nghịch, mưu bạn, đại bất kính), các tội xâm phạm việc bảo vệ quan hệ hôn nhân gia đình phong kiến (ác nghịch, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, nội loạn), tội xâm phạm nghiêm trọng đạo đức, dã man tàn ác (bất đạo). Theo Quốc triều hình luật, người già từ 70 tuổi trở lên, trẻ em từ 15 tuổi trở xuống, người tàn phế có thể chuộc tội bằng tiền. Người già từ 80 tuổi trở lên, trẻ em từ 10 tuổi trở xuống, người bị ác tật mà ăn trộm, đánh người bị thương thì được chuộc tội bằng tiền.
    Nhóm tuổi này mà phạm tội phản nghịch, giết người thì nhà vua sẽ quyết định hình phạt. Riêng nhóm từ 90 tuổi trở lên và từ bảy tuổi trở xuống dẫu có phạm phải tội chết thì cũng được miễn án tử hình. Giới quan viên khi phạm từ tội lưu trở xuống cũng được chuộc tội bằng tiền. Mức độ tiền chuộc được xác định tùy thuộc vào phẩm trật của người phạm tội. Chẳng hạn, để tránh bị thích chữ vào mặt hoặc cổ, các quan có thể chuộc tiền mỗi chữ như sau: Tam phẩm chuộc hai quan, tứ phẩm một quan năm tiền, ngũ phẩm một quan, lục phẩm bảy tiền, thất phẩm sáu tiền...
    Như vậy, nếu muốn giảm nhẹ tội trong vụ việc này thì ông Thi phải hoàn lại số tiền đã chiếm đoạt để giảm nhẹ hình phạt.
    Pháp luật hình sự hiện hành không quy định việc chuộc tội bằng tiền. Tuy nhiên, người phạm tội dùng tiền để bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả chính là một tình tiết góp phần giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ.          


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giat-minh-voi-nhung-cu-lua-ngoan-muc-cua-ong-lao-u80-a34095.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan