+Aa-
    Zalo

    GrabCar, taxi công nghệ sắp phải gắn mào “TAXI” cố định trên nóc xe?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo Dự thảo sửa đổi Nghị định 86/2014 đang được Bộ GTVT lấy ý kiến taxi công nghệ phải có hộp đèn (mào) với chữ "TAXI" hoặc “TAXI ĐIỆN TỬ” gắn cố định trên nóc xe.

    Theo Dự thảo sửa đổi Nghị định 86/2014 đang được Bộ GTVT lấy ý kiến taxi công nghệ phải có hộp đèn (mào) với chữ "TAXI" hoặc “TAXI ĐIỆN TỬ” gắn cố định trên nóc xe.

    Taxi công nghệ có thể sẽ phải có mào với chữ "TAXI" hoặc "TAXI ĐIỆN TỬ", phải gửi hóa đơn điện tử cho khách hàng. Ảnh: Xuân Đoàn

    Bộ GTVT lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Nghị định 86/2014 về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Một phần của dự thảo có điều khoản quy định riêng về taxi công nghệ. Theo đó, cũng giống taxi truyền thống, taxi công nghệ cũng phải gắn phù hiệu “xe taxi” trên kính xe; niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo quy định.

    Theo đó, dự thảo quy định rõ khái niệm kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền (hoặc thông qua phần mềm) căn cứ vào km xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.

    Với định nghĩa này, các hãng taxi công nghệ đương nhiên sẽ trở thành công ty kinh doanh vận tải, vì họ có quyền quyết định giá cước thông qua phần mềm. Điều này, nhằm giải quyết việc Grab bấy lâu nay luôn cho rằng mình là hãng công nghệ, không phải vận tải.

    Cụ thể, taxi công nghệ phải có hộp đèn (mào) với chữ "TAXI" hoặc “TAXI ĐIỆN TỬ” gắn cố định trên nóc xe. Phần mềm kết nối để giao dịch với hành khách phải đảm bảo cung cấp cho hành khách các nội dung tối thiểu gồm: Thông tin về doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải (tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế); thông tin về lái xe (họ và tên, hạng giấy phép lái xe, số giấy phép lái xe, số điện thoại); thông tin về xe (biển kiểm soát xe, nhãn hiệu và sức chứa của xe, năm sản xuất); điểm bắt đầu và điểm kết thúc chuyến đi; thời gian bắt đầu và kết thúc chuyến đi; hành trình; cự ly chuyến đi (km); thông tin về giá cước và số tiền hành khách phải trả (VND).

    Phần mềm đặt xe phải tuân thủ quy định về giao dịch điện tử, đăng ký với Bộ Công Thương, thông báo với Sở GTVT nơi cấp phép kinh doanh. Với doanh nghiệp kinh doanh đồng thời theo hình thức taxi truyền thống (đồng hồ tính tiền) và công nghệ (phần mềm tính tiền).

    Đặc biệt, Bộ GTVT đề xuất các đơn vị kinh doanh taxi công nghệ tính tiền thông qua phần mềm phải gửi hóa đơn điện tử của chuyến đi cho hành khách, đồng thời gửi thông tin về Tổng cục Thuế.

    Hiện, trên thị trường Việt Nam ngoài ứng dụng đặt xe nổi bật là Grab, Emddi, Vato... còn có 8 hãng taxi sử dụng phần mềm riêng của đơn vị mình như: V.Car, Thành côngCar, Vic.Car, HomeCar, Mai Linh Car, LB.Car, Emddi-Phúc Xuyên.

    Trước đó, tại một cuộc họp với các đơn về xây dựng Dự thảo Nghị định 86 sửa đổi, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã khẳng định, nghị định mới ban hành phải điều chỉnh, quản lý được kinh doanh taix công nghệ. Đồng thời, đảm bảo minh bạch, thu được thuế từ hoạt động kinh doanh này. Nếu Dự thảo chưa đạt yêu cầu sẽ chưa trình Thủ tướng ký ban hành.

    Xuân Đoàn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/grabcar-taxi-cong-nghe-sap-phai-gan-mao-taxi-co-dinh-tren-noc-xe-a236095.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan