+Aa-
    Zalo

    Hành động của Mỹ sau khi Nga thông báo ý định hủy phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân

    (ĐS&PL) - Mỹ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm chỉ vài giờ sau khi Nga thông báo kế hoạch thu hồi việc phê chuẩn Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn cầu (CTBT).

    Theo thông tin trên VTC News, Mỹ vừa tiến hành một thử nghiệm có sức nổ lớn tại địa điểm thử nghiệm hạt nhân ở Nevada (Mỹ). Đáng chú ý, cuộc thử nghiệm này diễn ra chỉ vài giờ sau khi Nga thông báo kế hoạch thu hồi việc phê chuẩn Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn cầu (CTBT).

    Bloomberg dẫn tin từ Bộ Năng lượng Mỹ cho hay, thử nghiệm được tiến hành vào 18/10 (giờ địa phương), đã sử dụng hóa chất và đồng vị phóng xạ để "xác nhận các mô hình dự đoán vụ nổ mới", có thể giúp phát hiện các vụ nổ nguyên tử ở các quốc gia khác.

    Bà Corey Hinderstain, Phó Giám đốc phụ trách vấn đề Không phổ biến hạt nhân quốc phòng tại Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia Mỹ chia sẻ: “Những thử nghiệm này thúc đẩy nỗ lực của chúng tôi nhằm phát triển công nghệ mới nhằm hỗ trợ các mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân của Mỹ”.

    "Cuộc thử nghiệm sẽ giúp giảm các mối đe dọa hạt nhân toàn cầu bằng cách cải thiện khả năng phát hiện các vụ thử nghiệm nổ hạt nhân dưới lòng đất", bà Corey Hinderstain cho biết thêm.

    hanh dong cua my sau khi nga thong bao y dinh huy phe chuan hiep uoc cam thu vu khi hat nhan
    Đường hầm tại khu thử nghiệm ở Nevada. Ảnh: Fox News

    Cuộc thử nghiệm mà Mỹ vừa tiến hành rất đáng chú ý vì tính thời điểm của nó, theo thông tin trên VietNamNet. Các nhà lập pháp Nga trước đó vừa thông báo ý định hủy bỏ phê chuẩn Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện.

    Dự luật về vấn đề này sẽ được chuyển tới Thượng viện Nga để xem xét vào tuần tới. Các Thượng nghị sĩ Nga nói rằng, họ sẽ ủng hộ dự luật như vậy. 

    XEM THÊM: Hezbollah có thể ảnh hưởng thế nào đến cuộc giao tranh Israel - Hamas?

    Hiệp ước Cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện được thông qua vào năm 1996, đã quy định cấm mọi vụ nổ hạt nhân ở bất cứ đâu trên thế giới nhưng chưa bao giờ có hiệu lực đầy đủ. Ngoài Mỹ, vẫn còn Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên, Israel, Iran và Ai Cập chưa phê chuẩn hiệp ước. 

    Theo các quan chức Mỹ, mọi việc cần minh bạch hơn vì tuy Washington và Moscow không thử nghiệm đầu đạn nhưng cả hai đã tiến hành cái gọi là “thử nghiệm cận tới hạn”, vốn là các vụ nổ kiểm tra thiết kế vũ khí mà không cần lượng vật liệu nguyên tử cần thiết để duy trì phản ứng dây chuyền.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hanh-dong-cua-my-sau-khi-nga-thong-bao-y-dinh-huy-phe-chuan-hiep-uoc-cam-thu-vu-khi-hat-nhan-a596025.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan