+Aa-
    Zalo

    Hé lộ nguồn gốc, ý nghĩa hình dạng của bánh Trung thu ít ai biết

    (ĐS&PL) - Bánh nướng, bánh dẻo không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Trung thu nhưng ít người biết nguồn gốc và ý nghĩa của những loại bánh này.

    Tết Trung thu (Rằm tháng Tám) là một trong những dịp để mọi người trong gia đình tụ họp, quây quần bên nhau. Vào những ngày này, mọi người dù đang đi làm ăn xa ở đâu cũng cố gắng về nhà với bố mẹ cùng gia đình. Có lẽ vì thế, Tết Trung thu còn được gọi với cái tên Tết Đoàn viên.

    Nhắc đến Tết Trung thu, người ta sẽ nghĩ ngay đến bánh nướng và bánh dẻo, hay còn gọi chung là bánh Trung thu. Được biết, người xưa còn có một cách gọi khác dành cho loại bánh này là Nguyệt Bính, hay bánh Vầng Trăng.

    he lo nguon goc y nghia hinh dang cua banh nuong banh deo it ai biet
    Tết Trung thu không thể thiếu bánh nướng, bánh dẻo. Ảnh minh họa

    Sự tích bánh Trung thu

    Ít ai biết phía sau những chiếc bánh trung thu thơm ngon mà chúng ta thường ăn lại có một sự tích rất cảm động. Cụ thể, thời xa xưa, ánh sáng mặt trời rực rỡ bao trùm lên mọi vật, khiến các sinh linh kiệt quệ vì mất nước, mất sức sống, không có giấc ngủ ngon, hạn hán kéo dài làm con người đói khát.

    Không muốn nhìn các con cùng vạn vật xung quanh “chết dần chết mòn”, một bà mẹ đã lên đường tìm gặp Thần Mặt trời. Bà cứ đi mãi, cho đến khi tới một ngọn núi nọ thì kiệt sức. Thỏ trắng tình cơ nhìn thấy bà ngã quỵ liền tìm nước cho bà uống.

    Sau khi nghe bà kể lại đầu đuôi câu chuyện cùng mục đích của chuyến đi, thỏ trắng mủi lòng dẫn bà tới chỗ Thần Mặt trời, kể nỗi thống khổ của nhân gian, cầu xin Thần ban mưa xuống, tắt bớt cái nắng mỗi ngày vài giờ để cho mọi người có giấc ngủ ngon, giữ sức để còn làm ăn sinh sống.

    Thần Mặt trời lúc này vén mây nhìn xuống, kinh ngạc khi thấy nhân gian tiêu điều tàn úa, vạn vật vật vã trong nắng nóng, buồn rầu bảo cái nắng quay về hóa thân thành thứ ánh sáng nhỏ nhoi để soi sáng cho con người trong đêm đen tăm tối.

    Bà mẹ nhận lời hy sinh thân mình, được Thần Mặt trời cho thời gian một ngày về gặp các con lần cuối. Lần hội ngội cuối cùng đó đúng vào Rắm tháng Tám. Sau khi cùng các con làm bánh nướng, bánh dẻo vui vẻ bên nhau, bà mẹ thời lời Thần Mặt trời chỉ dẫn, đi ra trước nhà, hướng mặt nhìn trời.

    Trong phút chốc, bà bỗng thấy cơ thể mình nhẹ tên, bay bổng lên không trung, sau đó hóa thân thành thứ ánh sáng lung linh dịu dàng tỏa xuống màn đêm nơi nhân gian, thấy cả căn nhà nhỏ với những đứa con thân yêu. Ánh sáng lung linh ấy được gọi là ánh trăng, sáng tỏ nhất vào đêm ngày 15 và ngày 16 Âm lịch – ngày bà mẹ và các con hội ngộ. Kể từ đó, cứ tới Rằm tháng Tám, các con của bà đều làm bánh nướng, bánh dẻo dâng hương cúng mẹ, sau này gọi là bánh Trung Thu.

    Bánh Trung thu đối với người dân Việt Nam

    he lo nguon goc y nghia hinh dang cua banh nuong banh deo it ai biet3
    Bánh Trung thu không chỉ là món ăn mà còn là món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Ảnh minh họa

    Tổ tiên người Việt khi xưa đều làm nghề nông. Cứ tới Rằm tháng Tám hàng năm, các nông dân lại mở tiệc ăn mừng vụ mùa bội thu. Bánh Trung thu của Việt Nam thường có hình tròn hoặc hình vuông, là lời cảm ơn của những người nông dân gửi tới trời đất và thiên nhiên vì đã ban cho họ một vụ mùa thuận lợi.

    Sau này, Rằm tháng Tám dần trở thành Tết Đoàn viên. Vào ngày này, mọi người thường tặng nhau những chiếc bánh Trung thu với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy và viên mãn. Bởi vậy, bánh Trung thu không chỉ đơn thuần là món ăn mà còn là món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu.

    Ý nghĩa của bánh Trung thu

    Việt Nam hiện có 2 loại bánh Trung thu là bánh nướng và bánh dẻo mang 2 màu sắc khác biệt.

    Bánh dẻo được làm từ bột nếp rang chín nhồi vời đường, nước hoa bưởi thơm, đúc trong khuôn gỗ hoặc khuôn nhựa hình tròn. Nhân bánh dẻo thường được làm bằng hạt sen hay đậu xanh tán nhuyễn.

    he lo nguon goc y nghia hinh dang cua banh nuong banh deo it ai biet2
    Bánh dẻo màu trắng, tượng trưng cho sự đoàn viên, đặc biệt là tình yêu, sự trong trắng mà các cặp vợ chồng dành cho nhau. Ảnh minh họa

    Loại bánh này thường có dạng hình tròn, thể hiện hình dáng của vầng trăng ngày rằm. Màu trắng tinh khôi của bánh dẻo là biểu tượng cho ý nghĩa “đoàn viên”, đặc biệt là tình yêu, sự trong trắng của những người vợ, người chồng dành cho nhau.

    Trong khi đó, bánh nướng có màu nâu, vị thơm mùi đường cháy hòa quyện với phần nhân ngọt, bùi và béo bên trong. Vỏ bánh nướng thường được làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà, đường nấu chảy.

    he lo nguon goc y nghia hinh dang cua banh nuong banh deo it ai biet1
    Nhân bánh nướng làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, là sự tổng hòa của mặn và ngọt. Ảnh minh họa

    Nhân bánh nướng có thể được làm bằng đậu xanh, khoai môn hay hạt sen tán nhuyễn bao bọc lấy lòng đỏ trứng muối có mùi vani hay sầu riêng, hoặc nhân thập cẩm với đủ các nguyên liệu như dăm bông, thịt lợn, vi yến, dừa, hạt dưa, ngó sen, mứt bí, lá chanh…

    Vì được làm từ nhiều nguyên liệu, nhân bánh nướng thường là sự tổng hòa của mặn và ngọt, gợi đến một liên tưởng rằng cuộc sống dù phải trải qua bao nhiêu đắng cay, khổ sở thì vẫn sẽ luôn có những người thân ở bên, bao bọc, che chở và cho ta vị ngọt của tình thương.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-lo-nguon-goc-y-nghia-hinh-dang-cua-banh-trung-thu-it-ai-biet-a511349.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan