+Aa-
    Zalo

    Hệ thống chiến đấu hàng không tương lai FCAS của châu Âu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đề tài chính của Triễn lãm hàng không Paris năm 2019 là hệ thống hàng không chiến đấu tương lai (Future Combat Air System, FCAS).

    Theo ý kiến của một loạt các chuyên gia, đề tài chính của Triễn lãm hàng không Paris năm 2019 là hệ thống hàng không chiến đấu tương lai (Future Combat Air System, FCAS).

    Ý tưởng FCAS của Châu Âu. Ảnh: esut.de

    Chính vì vậy, hai nhà thầu chính của nó là Airbus và Dassault đã giới thiệu về bản thân và chuyên đề theo cách phù hợp. Cụ thể, Airbus, để giải thích rằng FCAS hơn hẳn chiếc máy bay chiến đấu, trong đoạn video mới đã chứng minh tính phức tạp của các hệ thống này.

    Theo một vài đánh giá, hiện nay FCAS là chương trình quốc phòng chiến lược lớn nhất và quan trọng nhất châu Âu và là chiếc chìa khoá cho cánh cửa chủ quyền của châu Âu trong thế kỷ XXI. Ngoài ra, nếu tạm thời đây là dự án 3 bên với sự tham gia của Đức, Pháp và Tây Ban Nha, thì có thể hiểu được rằng sau này Ý và Anh cũng sẽ ra nhập với vai trò các nước sử dụng “Eurofighter”.

    FCAS – ý tưởng có chủ đích

    Như một hệ thống chiến đấu của các hệ thống, FCAS sẽ tạo ảnh hưởng ngày càng lớn, bao gồm khả năng ứng dụng các nền tảng thống nhất và nâng lên cấp độ tiếp theo trong hành động của lực lượng không quân tại những khu vực được gọi là cấm xâm nhập (Access Area Denial, A2AD). Bên cạnh đó, ý nghĩa máy bay chiến đấu được hiểu là thiết bị bay thế hệ thứ 6.

    Tiêm kích tương lai của châu Âu tại Le Burge, 2019. Ảnh:esut.de.

    Như các chuyên gia nhấn mạnh, hòn đá tảng FCAS là hệ thống vũ khí thế hệ tiếp theo. Căn cứ vào ý tưởng thiết kế, nó sẽ là sự kết hợp của chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 với các thiết bị bay điều khiển từ xa (Remote Carriern, RC), hay UAV, trong vai trò phương tiện tăng cường sức mạnh chiến đấu.

    Kết quả, như đã giới thiệu, sự hiệu quả mang tính tổng thể của hệ thống nói chung được bổ sung bằng những khả năng và tính độc đáo riêng biệt của các nền tảng bay có, cũng như không người lái.

    Vũ khí thế hệ tiếp theo Ảnh: esut.de

    Tất cả diễn ra trong một phạm vi tích hợp hoàn chỉnh của các lực lượng liên kết trên mặt đất, trên không và trong không gian mạng. Để thực hiện điều này, người ta sẽ triển khai cái gọi là “đám mây không chiến” (Air Combat Cloud), mà trong đó các khả năng kết nối thành mạng lưới của tất cả các nền tảng thống nhất phối hợp hoạt động trong một mạng lưới thống nhất. Mục đích của điều này nằm ở việc tạo nên ưu thế thông tin tương ứng trên chiến trường.

    Trong đám mây, máy bay tiêm kích (gồm cả tiêm kích thế hệ tiếp theo) sẽ kết nối thành mạng lưới với những thiết bị bay điều khiển từ xa, các máy bay hỗ trợ (ví dụ như do thám), những máy bay vận tải, không người lái, các vệ tinh,… Những máy bay vận tải như A400M, ngoài các chức năng khác, còn thực hiện nhiệm vụ thả và tiếp nhận một vài thiết bị RC sử dụng nhiều lần.

    Theo quan điểm của các chuyên gia, những thiết bị bay điều khiển từ xa có thể thực các nhiệm vụ: Do thám, áp chế, thiết lập nhiễu sóng, nguỵ trang, triển khai thông tin giả, triển khai chiến tranh điện tử, giữ vai trò của phương tiện tiêu diệt.

    Bản phác thảo nhiệm vụ thả các UAV tấn công-do thám từ A400M. Ảnh: esut.de

    Lệnh xuất kích đã được đưa ra

    Như đã đưa tin, tại Triển lãm hàng không Paris, hợp đồng phối hợp nghiên cứu ý tưởng (Joint Concept Study, JCS) với thời hạn 02 năm đã được ký kết. Một loạt các nghiên cứu sẽ phải được kết thúc bằng giai đoạn trình bày.

    Rất có thể sẽ bổ sung thêm cho những năng lực triển khai từ trước tới nay các điều mới mẻ. Cụ thể, dự kiến sự tương tác của các hệ thống bay có và không người lái (Manned-Unmanned Teaming, MUT) cũng sẽ trở thành chuẩn mực, như sự kết hợp UAV-UAV (Unmanned-Unmanned Teaming, UUT).

    Đối với châu Âu, MUT đến nay phần nhiều vẫn mang tính triển vọng tương lai, bất chấp ở Mỹ người ta đã triển khai ý tưởng này trên nền tảng chiếc trực thăng chiến đấu AH-64 “Apache” do công ty Boeing chế tạo.

    Theo inosmi.ru

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-thong-chien-dau-hang-khong-tuong-lai-fcas-cua-chau-au-a284286.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan