+Aa-
    Zalo

    Hộp đen có giải mã vụ MH370 mất tích bí ẩn?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sự việc không hề đơn giản, ngay cả khi người ta tìm được hộp đen của chuyến bay MH370 mất tích.

    (ĐSPL) - Sự việc không hề đơn giản, ngay cả khi người ta tìm được hộp đen của chuyến bay MH370 mất tích.
    Theo BBC News Magazine, thực ra có hai hộp đen, một hộp thu lại âm thanh ở buồng lái và một hộp ghi dữ liệu. Nhưng các thiết bị này đều có những hạn chế riêng. Hộp thu âm chỉ ghi lại được 2 tiếng đồng hồ cuối cùng.
    Hộp đen có giải mã vụ MH370 mất tích bí ẩn?

    Hộp đen có giải mã vụ MH370 mất tích bí ẩn?

    Việc nghe lại những khoảnh khắc cuối cùng của chiếc phi cơ 447 của hãng Air France, bị đâm xuống Đại Tây Dương hồi 2009, giúp ta hiểu thấu được những bối rối, khó khăn mà phi hành đoàn phải vượt qua.
    Nội dung ghi lại về những diễn biến trong buồng lái là công cụ vô giá để các điều tra viên có thể làm sáng tỏ được liệu chiếc phi cơ của hãng hàng không Malaysia có phải là nạn nhân của một âm mưu nào không hay nó gặp nạn do vấn đề kỹ thuật.
    Hộp đen trên MH370
    Thiết bị ghi âm trong buồng lái tiếp tục ghi âm trong lúc máy bay đang bay. Hãng Honeywell Aerospace của Mỹ cho biết hộp đen trên chiếc phi cơ Boeing 777-200 mất tích ngày 8/3 của Malaysia Airlines là thiết bị do hãng cung cấp và chỉ lưu giữ hai giờ ghi âm.
    Đó là khoảng thời gian mà giới chức đòi hỏi. Nguyên tắc này được đưa ra bởi thường thì đó là phần cuối cùng trong mỗi chuyến bay, có thể giúp xác định nguyên nhân tai nạn.
    Nhưng trong trường hợp chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines, rất có thể là các sự kiện chính đã diễn ra từ lâu trước khi nó thực sự bị rớt xuống biển.
    Hộp đen gửi ra một tín hiệu “ping”', được kích hoạt khi chìm trong nước, có thể thu nhận được qua microphone và "thiết bị phân tích tín hiệu".
    Cả hai hộp đen thu âm và thu dữ liệu đều phát “ping” riêng. Nhưng vấn đề ở chỗ là pin cho phần phát “ping” trên chiếc MH370 chỉ hoạt động trong vòng 30 ngày, Steve Brecken, giám đốc truyền thông của Honeywell nói.
    Một số thiết bị phát “ping” hoạt động tới 90 ngày. Những khác biệt này là do quy định hàng không đã có những thay đổi sau vụ tai nạn phi cơ 447 của Air France. Người ta đã mất gần 2 năm để tìm được hộp đen của nó và các quy định mới đòi hỏi việc phát tín hiệu ping phải được duy trì 90 ngày để các nhóm tìm kiếm có thêm thời gian.
    Hộp đen của chuyến bay Air France 477 được tìm thấy gần 2 năm sau vụ tai nạn, khi nguồn pin cho bộ phận phát tín hiệu “ping” đã cạn kiệt.
    Một số máy bay kể từ đó đã được cập nhật, nhưng có vẻ như chiếc MH370 thì chưa.
    Ngay cả khi pin phát “ping” cạn kiệt, thì các dữ liệu thu được trong hộp đen bị vẫn còn nguyên.
    Hộp đen quá nhỏ, khó tìm
    Hộp đen được gắn vào đuôi máy bay để tránh bị hư hại nếu bị tai nạn từ phía trước và có kích thước chỉ bằng một hộp đựng giày.
    Khác với tên gọi, thiết bị này có màu cam sáng. Thế nhưng nó không dễ phát hiện ra giữa đại dương mênh mông.
    Việc tìm kiếm sẽ nhằm xác định vị trí của xác máy bay trước khi có thể định vị được hộp đen thông qua việc dò bắt tín hiệu “ping”.
    Nếu như bộ phận phát “ping” hết pin, thì người ta sẽ phải dùng các biện pháp khác, chẳng hạn như dùng máy dò kim loại.
    Hộp đen được làm bằng nhôm và được thiết kế để chịu được sức va đập mạnh, sức nóng từ hỏa hoạn dữ dội và áp suất lớn.
    Do đó nó nặng gần 10kg, tuy kích thước nhỏ, và sẽ nhanh chóng chìm xuống.
    Khu vực tìm kiếm chiếc Boeing 777 của chuyến bay MH370 là nơi rất sâu, có độ sâu từ 1.150m đến 7.000m.
    Do đó, các nhà điều tra sẽ phải cân nhắc tới chuyện hộp đen nằm ngoài tầm phát hiện của nhiều thiết bị hoạt động ngầm dưới mặt nước. Đó là chưa kể đáy biển có thể cũng nhấp nhô như núi, như dãy Alps.
    Chỉ thu được tín hiệu “ping” trong vòng 1 dặm
    Honeywell, hãng làm thiết bị phát “ping” gắn trên MH370, nói tín hiệu chỉ có thể thu được trong phạm vi bán kính một dặm. Nhưng nếu ở đáy biển sâu và hải quân dùng công nghệ phát hiện âm thanh dưới nước thì cơ hội tìm thấy sẽ cao hơn so với các thiết bị tìm kiếm thông thường.
    Hộp đen của chiếc 447 của Air France được tìm thấy sau khi nó không còn phát “ping' nữa. Cuối cùng nó được phát hiện bằng các phương tiện không người lái di chuyển dưới nước.
    Một tàu ngầm hiện đại, chẳng hạn như một trong những mẫu săn mồi sát thủ của Hải quân Hoàng gia, có thể sẽ nghe được tín hiệu “ping” từ khoảng cách nhiều dặm. Mỹ, Trung Quốc và Australia đều có những tàu ngầm tương tự.
    Mỹ đã triển khai một chiếc tàu kéo theo thiết bị đặc biệt nhằm phát hiện hộp đen dưới nước.
    Theo hãng tin Associated Press, thiết bị Towed Pinger Locator được kéo sau tàu này ở tốc độ chậm, có khả năng bắt âm thanh rất nhạy. Cho nên nếu xác định được vị trí có xác máy bay thì nó sẽ nghe được tín hiệu ping từ độ sâu chừng 6.100m.
    Tuy nhiên, cũng còn những vấn đề phức tạp nữa. Hộp đen có thể phát tín hiệu ping từ đáy biển, nhưng nếu các tín hiệu bị cản bởi tầng nước ấm hơn hoặc lạnh hơn ở phía trên, thì nó có thể bị gián đoạn hoặc bị đổi hướng.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hop-den-co-giai-ma-vu-mh370-mat-tich-bi-an-a27151.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan