+Aa-
    Zalo

    Hy hữu: Máy bay Nhật Bản phải quay đầu do hành khách cắn tiếp viên

    (ĐS&PL) - Một máy bay của hãng hàng không Nhật Bản trên đường bay đến Mỹ thì phải quay lại điểm xuất phát sau khi một hành khách say rượu cắn một nữ tiếp viên.

    Theo thông tin trên báo Thanh niên, một máy bay của hãng hàng không All Nippon Airways (ANA) với hành trình đến Mỹ đã phải quay trở lại sân bay ở Tokyo (Nhật Bản) sau khi một hành khách say rượu cắn tiếp viên.

    hy huu may bay nhat ban phai quay dau do hanh khach can tiep vien 1
    Máy bay của hãng ANA Nhật Bản. Ảnh: Sân bay Osaka Kansai

    Người phát ngôn của hãng ANA ngày 17/1 cho biết hành khách nói trên - được cho là một người đàn ông 55 tuổi mang quốc tịch Mỹ - đã cắn vào cánh tay của một thành viên phi hành đoàn trong khi "say rượu nặng", khiến cô bị thương nhẹ, theo AFP.

    Theo hãng hàng không Nhật Bản, vụ việc đã khiến các phi công của chiếc máy bay chở 159 hành khách phải đưa phi cơ quay trở lại sân bay Haneda ở Tokyo. Nam hành khách được bàn giao cho cảnh sát sau đó.

    Theo Đài TBS của Nhật Bản, hành khách này nói với các nhà điều tra rằng ông "không nhớ chút nào" về hành vi của mình.

    Trên mạng xã hội, một số người ví von câu chuyện giống như mở đầu của một bộ phim kinh dị về đề tài xác sống (zombie). Những người khác nói về việc sự cố hàng không liên quan đến Nhật Bản liên tục xảy ra từ đầu năm đến nay, với 4 vụ việc khác cũng gây chú ý chỉ trong hơn 2 tuần.

    Theo báo Lao động, nghiêm trọng nhất là vụ va chạm dẫn đến cháy máy bay thảm khốc ở sân bay Haneda giữa máy bay của Japan Airlines và một máy bay của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản vào ngày 2/1.

    Toàn bộ 379 người trên chiếc Airbus của Japan Airlines đã được sơ tán an toàn trước khi máy bay chìm trong biển lửa.

    Năm trong sáu người trên chiếc máy bay của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản đang tham gia hoạt động cứu trợ sau trận động đất lớn ở miền trung Nhật Bản đã thiệt mạng.

    Tiếp đó, ngày 16/1, một máy bay của Korean Air đang chuẩn bị cất cánh đã va vào một máy bay Cathay Pacific tại sân bay New Chitose ở Hokkaido, phía bắc Nhật Bản.

    Korean Air cho biết vụ tai nạn không gây thương tích. Không có hành khách trên máy bay Cathay Pacific vào thời điểm vụ va quệt xảy ra.

    Một tai nạn tương tự đã xảy ra hôm 13/1 khi một máy bay của ANA "tiếp xúc" với một máy bay của Delta Air Lines tại sân bay Chicago (Mỹ), và không gây thương tích.

    Một chuyến bay khác của ANA phải quay trở lại sân bay khởi hành hôm 13/1 sau khi phát hiện một vết nứt trên cửa sổ buồng lái của chiếc Boeing 737-800. Không có báo cáo thương tích nào trong số 59 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn.

    Doug Drury, chuyên gia hàng không tại Đại học Central Queensland, nói với AFP rằng, các sự cố va chạm xảy ra vì nhiều sân bay đang tiếp nhận các máy bay lớn hơn khả năng sân bay cho phép.

    Ông nói thêm, sự cố cửa sổ bị nứt có thể là do hệ thống sưởi cửa sổ bị lỗi vì nhiệt độ ở độ cao khá khắc nghiệt.

    "Điều này không phải là hiếm và đã từng xảy ra với tôi trong sự nghiệp của mình", Doug Drury cho hay.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hy-huu-may-bay-nhat-ban-phai-quay-dau-do-hanh-khach-can-tiep-vien-a607561.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thăng quân hàm cho phi công điều khiển máy bay Su-22 sau tình huống xử lý khi gặp sự cố

    Thăng quân hàm cho phi công điều khiển máy bay Su-22 sau tình huống xử lý khi gặp sự cố

    Liên quan đến vụ máy bay quân sự Su 22 rơi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, mới đây, Bộ Quốc phòng đã có quyết định thăng quân hàm từ đại úy lên thiếu tá đối với phi công Đỗ Tiến Đức. Đồng thời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có Thư khen ngợi sự bình tĩnh, xử trí tình huống cấp bách của nam phi công đã giảm thiểu tối đa tổn thất về tính mạng và tài sản.