+Aa-
    Zalo

    Loại gia vị truyền thống của Việt Nam trở thành "thức uống cần có" của thợ lặn khi xuống biển

    (ĐS&PL) - Theo kinh nghiệm truyền lại từ xưa, trước khi xuống biển, người thợ lặn thường uống nước mắm cốt với mục đích tốt cho sức khỏe của bản thân.

    Lý giải việc thợ lặn uống nước mắm trước khi xuống biển?

    Theo VTC News, nhiều ngư dân lâu năm và thợ lặn chuyên nghiệp chia sẻ rằng họ có rất nhiều nguy hiểm chực chờ ở trên biển; nếu không phải là người giàu kinh nghiệm, am hiểu về nghề thì rất khó vượt qua.

    loai gia vi truyen thong cua viet nam tro thanh thuc uong can co cua tho lan khi xuong bien 1
    Thói quen uống nước mắm trước khi ra khơi hay lặn biển xuất phát từ kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều đời ở các làng chài. Ảnh minh họa

    Không chỉ lặn biển mà vào những ngày ra khơi đánh cá trong thời tiết lạnh giá, ngư dân cũng thường uống nước mắm. Nước mắm mà họ uống trước khi lặn thường là loại tự làm, có độ đạm cao, nhiều nơi gọi là nước mắm cốt. Chính nhờ thành phần giàu đạm này mà nước mắm đã bảo vệ ngư dân khi xa bờ và cả khi lặn biển.

    Theo lý giải của những nhà khoa học, nước mắm là hỗn hợp của muối với các axit amin được chuyển hóa từ protein trong cá qua quá trình thủy phân, tác nhân là các enzym có sẵn trong ruột cá cùng vớiloại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn. Nhờ các enzym, chất đạm từ cá được "cắt nhỏ" thành các axit amin, giúp cơ thể hấp thu trực tiếp và dễ dàng.

    Các axit amin và polipeptit trong nước mắm cốt có khả năng cung cấp năng lượng, giữ ấm cơ thể ngư dân và thợ lặn. Độ đạm trong nước mắm càng cao, khả năng giữ ấm cho cơ thể càng cao.

    loai gia vi truyen thong cua viet nam tro thanh thuc uong can co cua tho lan khi xuong bien 3
    Uống nước mắm giúp thợ lặn giảm nguy cơ cảm lạnh khi ngâm nước. Ảnh minh họa

    Việc nước uống nước mắm cốt trước khi lặn xuống giúp cơ thể người lặn nóng, khi xuống nước không còn thấy rét, tránh được nguy cơ cảm lạnh khi ngâm nước trong thời gian dài. Ngoài ra, nó còn giúp chống đông máu khi gặp nhiệt độ quá thấp.  

    Khi lặn sâu dưới nước, cơ thể chịu áp lực lớn khiến máu khó lưu thông đến các tế bào, mạch máu bị chèn ép. Nước mắm với độ đạm cao sẽ giúp nhịp tim và huyết áp gia tăng, chống lại áp lực nước, giúp tránh được tình trạng kiệt sức, co cứng chân tay và đuối nước.

    Đó là lý do vì sao thợ lặn uống nước mắm trước khi xuống nước. Cũng để làm ấm cơ thể, nhiều khi thợ lặn uống nước mắm cốt cả khi lên bờ.

    Tùy vào độ đạm của nước mắm mà họ uống nhiều hay ít, nước mắm càng có độ đạm cao thì càng thích hợp cho việc giữa ấm cho cơ thể, nước mắm nhạt thì cần phải dùng lượng nhiều hơn.

    Có phải ai cũng nên uống nước mắm trước khi xuống nước?

    loai gia vi truyen thong cua viet nam tro thanh thuc uong can co cua tho lan khi xuong bien 2
    Uống nước mắm có thể khiến bạn bị say. Ảnh minh họa

    Thông tin từ tờ Thời báo Văn học Nghệ thuật, không phải ai cũng nên uống nước mắm trước khi xuống biển. Không nên uống nếu chưa quen dần.

    Lý do là nước mắm có thể khiến bạn bị say, dẫn đến hiện tượng khó chịu, muốn nôn ói nhưng không được. Phải mất từ 4 - 5 tiếng đồng hồ mới trở về trạng thái bình thường. Nguyên nhân là hàm lượng muối trong nước mắm cao, khi uống chưa quen sẽ khiến bạn bị hiện tượng say nước mắm.

    Còn những người uống nước mắm được mà không vấn đề gì đó là vì họ uống thường xuyên. Uống với thể tích từ ít cho tới nhiều. Do đó, với những người chưa bao giờ uống thì không nên thử.

    Ngoài ra, bệnh nhân mắc chứng tăng huyết áp, người đái tháo đường, người viêm thận phù nề nên kiêng hoặc hạn chế dùng nước mắm.

    Nguyễn Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loai-gia-vi-truyen-thong-cua-viet-nam-tro-thanh-thuc-uong-can-co-cua-tho-lan-khi-xuong-bien-a594503.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan