+Aa-
    Zalo

    Lực lượng tàu ngầm chiến lược Nga: "Hố đen" và những ranh giới đỏ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong cuộc giao tranh, các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Nga ở vào tình thế bất lợi, để đảm bảo khả năng ổn định chiến đấu của chúng, chủ yếu chỉ có thể bằng khả năng

    Trong cuộc giao tranh, các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Nga ở vào tình thế bất lợi, để đảm bảo khả năng ổn định chiến đấu của chúng, chủ yếu chỉ có thể bằng khả năng "ẩn mình".

    Nguy cơ chiến tranh hạt nhân là hiện hữu

    Tiến sĩ Khoa học quân sự Nga, ông Constantin Sivkov nhận định: mối hiểm họa của cuộc chiến tranh hạt nhân đang gia tăng và Nga sẽ phải đáp trả. Điều này chỉ có thể thực hiện nếu như lực lượng hạt nhân chiến lược Nga đảm bảo tồn tại được và đáp trả, gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho kẻ khiêu khích.


    Constantin Sivkov - TS Khoa học quân sự Nga

    "Tiêu diệt dù chỉ một vũ khí chiến lược của Nga có thể được coi là cơ sở để đáp trả bằng vũ khí hạt nhân với quy mô toàn diện".

    Để có được khả năng này, các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga phải có khả năng chịu được cường độ chiến đấu cao trong cuộc xung đột chỉ sử dụng vũ khí thông thường, cũng như chuyển sang sử dụng những vũ khí giết người hàng loạt.

    Nhiều người nghĩ rằng, trong những tình huống đó, các mang tên lửa chiến lược sở hữu những phẩm chất cần thiết, bởi vì để phát hiện được vị trí khi nó tuần tra chiến đấu bằng các phương tiện trinh sát, kể cả là do thám từ vệ tinh là điều gần như không thể.

    Lực lượng tàu ngầm chiến lược Nga: Hố đen và những ranh giới đỏ - Ảnh 2.

    Tàu ngầm chiến lược của Nga.

    Theo kinh nghiệm từ các cuộc chiến tranh mà Mỹ đã triển khai chống lại các nước lớn với những lực lượng vũ trang đầy đủ như Nam Tư và Iraq, có thể thấy rằng, trong giai đoạn đầu thường diễn ra cuộc chiến giành quyền kiểm soát trên không.

    Trong quá trình triển khai chiến dịch không kích đầu tiên, nếu nhiệm vụ chiếm thế thượng phong trên không đã bất thành, và quân đội Mỹ đã chuyển sang chiến dịch 20-30 ngày đêm.

    Trong cuộc chiến tranh có thể xảy ra với Nga, nhiều khả năng, giai đoạn đầu cũng như vậy. Lý do chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân – đó là khi các lực lượng thông thường bị tiêu diệt, hoặc sắp sửa bại trận.

    Khả năng hoạt động độc lập của các tàu ngầm Nga (cũng như những loại tàu ngầm khác) vượt quá thời hạn 15-20 ngày.

    Không ai dại gì mà để các tàu ngầm chiến lược tại những quân cảng khi mà chúng phải đối mặt với các cuộc tấn công mạnh nhất bằng không quân và tên lửa hành trình tầm xa vì thế, các tàu ngầm có khả năng chiến đấu sẽ được tung ra đại dương tuần tra, sẵn sàng chiến đấu.

    Trong thành phần của hạm đội hải quân Nga có 13 tàu ngầm mang tên lửa chiến lược với 212 ống phóng gồm 6 chiếc thuộc đề án 667BDRM, 3 chiếc thuộc đề án 667BDR, 3 tàu ngầm mới thuộc đề án 955 "Borei" với tên lửa R-30 "Bulava".

    Ngoài các tàu ngầm này, trong thành phần hạm đội hải quân Nga còn có tàu ngầm hạng nặng mang tên lửa chiến lược thuộc đề án 941UM "Dmitri Donskoy" đã được nâng cấp để thử nghiệm (và đương nhiên, cả ứng dụng) tên lửa R-30 "Bulava" với 20 ống phóng.

    Tất cả các tàu ngầm 667BDRM cũng như 941UM và 1 chiếc 955 đều thuộc quân số của Hạm đội Biển Bắc. Số còn lại thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.

    Lực lượng tàu ngầm chiến lược Nga: Hố đen và những ranh giới đỏ - Ảnh 3.

    Tàu ngầm mang tên lửa chiến lược của Nga.

    Lạc lối trong vũng cạn

    Để đánh giá khả năng ổn định chiến đấu của các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược, điều quan trọng – đó là phải xác định những khu vực triển khai tuần tra chiến đấu.

    Điều này không khó khi hiểu rõ thành phần các đơn vị của Nga có thể được tăng cường để bảo vệ những tàu ngầm chiến lược, các đặc điểm về địa - quân sự của các vùng biển và đại dương, cũng như những khả năng chống hạm của địch. Ngay lập tức Nga sẽ loại bỏ các khu vực nước sâu và vùng xa bờ.

    Ở đây, có những phương tiện dải sóng hạ âm được triển khai để truy tìm các tàu ngầm: Hệ thống theo dõi ngầm dưới nước cố định SOSUS và các trạm theo dõi trên những tàu chiến sử dụng hệ thống ăng ten thủy âm linh hoạt TACTAS.

    Do vậy, đảm bảo sự ổn định của các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Nga bằng nhiều lực lượng khác nhau của hạm đội là điều không thực tế. Không có cơ hội để ở lại tại những khu vực này trong vòng vài ngày liên tục khi chiến tranh nổ ra.

    Chỉ còn lại khu vực nước nông thuộc các vùng biển lân cận ở những vĩ độ cao. Tại bờ biển Kara (thuộc Bắc Băng Dương), Nga có hạ tầng quân sự đã được hải quân khai thác. Khu vực này có thể được sử dụng như nơi triển khai tuần tra chiến đấu của các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược.

    Trên biển Baren, Nga nên loại bỏ khu vực phía tây, nơi đang triển khai những giao tranh không khoan nhượng giữa Hải quân Nga và các lực lượng hải quân NATO do Mỹ đứng đầu. Chỉ còn phần phía đông và những khu vực tiếp giáp với vùng duyên hải của Nga.

    Tiếp đến là các vùng biển và khu vực chưa được khai thác và có hạ tầng quân sự kém phát triển. Ở đây, hoạt động của các tàu ngầm chiến lược khó có khả năng được triển khai vì những lý do về an toàn hàng hải. Có thêm cả những khu vực thuộc Bắc Băng Dương, mà ở đó đang diễn ra sự ganh đua giữa hạm đội hải quân của Nga và Mỹ.

    Lực lượng tàu ngầm chiến lược Nga: Hố đen và những ranh giới đỏ - Ảnh 4.

    Tàu ngâm Nga phóng thử nghiệm tên lửa Bulava.

    Để bảo đảm tính ổn định chiến đấu, chúng vô cùng có ích. Tuy nhiên những vấn đề liên quan tới việc tổ chức liên lạc với các tàu ngầm, lựa chọn nơi triển khai vũ khí, những khó khăn về định vị do lặn ngầm dưới lớp băng quá lâu, đã làm thu hẹp các khu vực có thể hoạt động của những tàu ngầm chiến lược Nga.

    Trong khu vực hoạt động của Hạm đội Thái Bình Dương, vùng tuần tra chiến đấu có lợi duy nhất sẽ là khu vực nước nông của biển Okhotsk – vùng gần như được coi là biển nội địa của Nga, tạo cơ hội thiết lập ở đó một hệ thống phòng thủ hiệu quả cao của các tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.

    Có thể phỏng đoán rằng, trên vùng biển Baren sẽ có khoảng 4-5 tàu ngầm chiến lược của Nga hoạt động, vùng phía tây của biển Kara – 1-2 tàu ngầm và 1-2 tàu ngầm dưới lớp băng của Bắc Băng Dương. Tất cả 5 tàu ngầm mang tên lửa chiến lược của Hạm đội Thái Bình Dương, nhiều khả năng, sẽ được triển khai ở vùng biển Okhotsk.

    Đi săn thợ săn

    Tiêu diệt các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược của Nga sẽ là nhiệm vụ hàng đầu của đối phương, và để thực hiện được điều đó, đối phương sẽ phải tập trung đáng kể các lực lượng.

    Để chống lại các tàu ngầm nguyên tử của Hạm đội Biển Bắc, Mỹ có thể sẽ triển khai 2-3 liên đội tàu sân bay tấn công, 2-3 liên đội tàu chiến tấn công và 15-17 tàu ngầm hạt nhân. Chúng sẽ nhận được sự yểm trợ bổ sung của hơn 50 máy bay không quân chiến thuật từ các sân bay Bắc Na Uy.

    Khi giao tranh bắt đầu, trước khi chiếm được ưu thế trên không tại khu vực Biển Baren và vùng Đất Mới, đối phương có thể tung vào trận tới 9 tàu ngầm hạt nhân (4-5 chiếc trên biển Baren, 1-2 chiếc trên biển Kara, 1-2 chiếc trên Bắc Băng Dương) để chống lại các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược của Nga.

    Trong trường hợp cần đập tan các lực lượng chủ lực của Hạm đội Biển Bắc, nhiều khả năng đối phương sẽ tung thêm 2-3 tàu ngầm nguyên tử và 1-2 biên đội tàu chiến tấn công gồm 2-3 khu trục hạm lớp "Arleigh Burke".

    Hạm đội Thái Bình Dương sẽ đối đầu với hạm đội tác chiến 3 và 7 của Mỹ. Tại chiến trường này, người Mỹ có thể tung tới 5 tàu sân bay, 30-40 chiến hạm mang tên lửa, khu trục hạm và tàu tên lửa loại nhỏ, tối đa 25 tàu ngầm nguyên tử, tối đa 50 tàu đổ bộ các loại, sư đoàn thủy quân lục chiến viễn chinh, tới 60 máy bay chống hạm.

    Cộng thêm tối đa 15 máy bay chiến lược và 100 máy bay chiến thuật.

    Nhật Bản, đồng minh thân cận của Mỹ, nhiều khả năng, sẽ tham gia tích cực vào cuộc chiến tranh chống lại Nga bằng 16 tàu ngầm hiện đại phi nguyên tử tiếng ồn thấp, 4 tàu đổ bộ mang trực thăng, gần 50 tàu khu trục và tàu chiến mang tên lửa hạng nhẹ, hơn 30 tàu phá mìn.

    Ngoài ra còn có 6 tàu đổ bộ lớn và khoảng 70 tàu và xuồng đổ bộ loại nhỏ, 6 tàu cao tốc mang tên lửa, gần 100 máy bay chống hạm và 90 trực thăng bờ biển. Hạm đội Hải quân Nhật Bản sẽ yểm trợ thêm tối đa 100 máy bay của không quân chiến thuật.

    Từ những lực lượng này sẽ thiết lập đội tiêu diệt các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược của Nga trên biển Okhotsk. Trong thành phần của đội có thể gồm không dưới 4-5 tàu ngầm nguyên tử Mỹ và 2-3 tàu ngầm phi nguyên tử của Nhật Bản.

    Trong trường hợp áp chế được lực lượng không quân Nga tại Kamchatka, Sakhalin và khu vực quần đảo Kuril, đối phương có thể bổ sung thêm lực lượng không quân tuần tra cơ sở gồm 6-7 lần cất cánh mỗi ngày để tiêu diệt các tàu ngầm của Nga.

    Trong trường hợp này, từ 9-12 ngày khi giao tranh bắt đầu, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ tác chiến chủ yếu, đội tàu chiến đối phương trên biển Okhotsk, nhiều khả năng, sẽ được tăng cường thêm 1-2 tàu ngầm của Mỹ và 1-2 tàu ngầm của Nhật Bản.

    Lực lượng tàu ngầm chiến lược Nga: Hố đen và những ranh giới đỏ - Ảnh 5.

    Lực lượng tàu chiến mặt nước của Hải quân Nga.

    Và trong khu vực hoạt động của Hạm đội Biển Bắc, và cả trên Thái Bình Dương, để tiêu diệt các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược của Nga, đối phương sẽ tăng cường sử dụng các vòng tuyến thủy lôi, kể cả ở những khu vực tuần tra chiến đấu cũng như cả trên những tuyến triển khai vũ khí của các tàu ngầm Nga.

    Cần phải thấy rõ rằng, để tiêu diệt các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược, NATO nhiều khả năng sẽ cho các tàu ngầm hiện đại nhất thuộc lớp "Virginia" xung trận, cho thấy tầm quan trọng của nhiệm vụ này, cũng như nỗ lực hạn chế tối đa thiệt hại của các tàu ngầm này từ phía lực lượng đảm bảo khả năng chiến đấu cho những tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Nga.

    Đánh giá những khả năng của các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Nga và các tàu ngầm nguyên tử Mỹ có thể được thực hiện trên cơ sở những dữ liệu về tiếng ồn và tiềm năng năng lượng của các tổ hợp thủy âm.

    Những thông tin này là mật. Nhưng căn cứ vào việc theo các chỉ số về tiếng ồn và các tính năng của hệ thống thủy âm, trong hạm đội hải quân Nga chỉ các tàu ngầm Kilo thế hệ mới (được phương Tây gọi là "Hố đen") và đề án 971 mới có thể so sánh với những tàu ngầm của Mỹ.

    Có thể nói: các tàu ngầm sản xuất vào thập niên 80 (những tàu ngầm nguyên tử thuộc các đề án 667 và 941 kém xa đối phương về tầm phát hiện địch. Có nghĩa là trong cuộc chiến tay đôi, chúng gần như không có cơ hội giành chiến thắng.

    Các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược lớp 955 "Borei", cùng thế hệ với các tàu ngầm lớp "Virginia" của Mỹ, với tầm phát hiện lẫn nhau tương đồng và trong trận chiến tay bo, chúng gần như ngang nhau với một chút ưu thế nghiêng về người Mỹ.

    Các tàu ngầm của Nga không có khả năng chiến đấu một cách hiệu quả chống lại lực lượng không quân chống ngầm bởi vì Nga không sở hữu các phương tiện phòng không và do thám trên không đáng tin cậy.

    Do không có tên lửa chống hạm nên khi giao tranh với biên đội tàu chiến chống hạm của đối phương, các tàu ngầm của Nga chỉ có thể dựa vào ngư lôi, điều khiến chúng phải tiến lại gần và rơi vào khu vực hỏa lực chống hạm.

    Trong cuộc giao tranh, các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược của Nga nằm trong tình thế bất lợi và để đảm bảo khả năng ổn định chiến đấu của chúng, chủ yếu chỉ có thể bằng khả năng khó phát hiện. Tuy nhiên diện tích của các khu vực tuần tra của chúng lại vô cùng hạn chế.

    Bởi vậy, nếu không có sự yểm trợ của các lực lượng khác trong hạm đội thì không thể đảm bảo được khả năng ổn định chiến đấu.

    Vì các tàu ngầm nguyên tử của địch là mối đe dọa chính đối với những tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Nga, nên các lực lượng chống hạm chính là nền tảng của hệ thống phòng thủ các khu vực tuần tra chiến đấu.

    Tại Hạm đội Biển Bắc, đó là tối đa 2 biên đội tàu chiến tấn công (gồm các tàu chiến cận bờ mang tên lửa và những tàu chống hạm loại nhỏ), 3-4 tàu ngầm nguyên tử và 4-5 tàu ngầm diesel, 4-5 máy bay chống hạm. Tại những khu vực bị đe dọa, có thể triển khai các vành đai thủy lôi.

    Trên biển Okhotsk, có thể thiết lập nhóm tàu chống hạm bao gồm 2 tàu ngầm nguyên tử đa năng đề án 971, 3-5 tàu ngầm diesel đề án 636 (877), một biên đội tàu tấn công, 6-7 máy bay chống hạm Tu-142M và 4-5 máy bay Il-38. Tại các eo biển giữa những đảo thuộc quần đảo Kuril, có thể bố trí vành đai thủy lôi.

    Cần phải yểm trợ cho các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược

    Các tính toán cho thấy rằng, đến cuối giai đoạn 10 ngày giao tranh, xác suất bảo toàn khả năng ổn định chiến đấu bằng những tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Nga trong khu vực hoạt động của Hạm đội biển Bắc trung bình là 0,7-0,75, trên Thái Bình Dương – 0,6-0,65.

    Có nghĩa là đến cuối giai đoạn này, Nga có thể mất 3-4 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa, tương đương 48-64 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

    Đến cuối giai đoạn 10 ngày giao tranh thứ hai, khả năng ổn định chiến đấu của các tàu ngầm nguyên tử Nga suy giảm: tại khu vực của Hạm đội Biển Bắc giảm xuống 0,3-0,4; trên Thái Bình Dương – 0,25-0,3.

    ho đến khi một cuộc chiến hạt nhân có thể nổ ra, Nga sẽ mất 9-10 tàu ngầm nguyên tử trong tổng số 13. Gần như đội tàu ngầm tên lửa của Nga sẽ bị nghiền nát. Có nghĩa là với các lực lượng hiện có của hạm đội hải quân Nga, việc đảm bảo khả năng ổn định chiến đấu của các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược là không thực tế.

    Vậy Nga có thể làm gì với các tàu ngầm nguyên tử lớp "Ohio" của Mỹ? Các điều kiện để đảm bảo khả năng ổn định chiến đấu của chúng tốt hơn hẳn.

    Những khu vực tuần tra được kiểm soát bởi hệ thống thủy âm chống hạm SOSUS, được yểm trợ vững chắc bởi các lực lượng phòng không bờ biển và hệ thống chống hạm theo khu vực. Trong trận chiến tay đôi với các tàu ngầm "Shuka-B" của Nga, những tàu ngầm lớp "Ohio" đã được nâng cấp không hề kém cạnh.

    Trong khi đó, các lực lượng chống hạm của Nga có ít cơ hội để tiêu diệt, dù chỉ một tàu ngầm mang tên lửa chiến lược của Mỹ.

    Có thể thấy rằng, Nga cần phải khẩn trương triển khai những biện pháp để tăng khả năng ổn định chiến đấu của các tàu ngầm nguyên tử của mình. Phương pháp đầu tiên và nhãn tiền - đó là tăng cường các tàu chiến cho hạm đội hải quân.

    Hạm đội Biển Bắc cần có 20-25 tàu ngầm nguyên tử đa năng và 30-35 tàu ngầm phi nguyên tử, 20-25 tàu chiến mặt nước khu vực nước sâu, tối đa 40 tàu chống hạm và tối đa 50 tàu thả và rà phá thủy lôi khu vực nước nông, 1 trung đoàn máy bay tiêm kích và 1 trung đoàn máy bay chống hạm bờ biển, 1 trung đoàn trực thăng chống hạm.

    Trong thành phần Hạm đội Thái Bình Dương phải có không dưới 20 tàu ngầm nguyên tử đa năng và 20-25 tàu ngầm phi nguyên tử, 20-25 tàu chiến mặt nước khu vực sâu, tối đa 60 tàu chống hạm và tối đa 60 tàu thả và rà phá thủy lôi khu vực nước nông.

    Ngoài ra cần có 1 trung đoàn máy bay tiêm kích và 1 trung đoàn máy bay chống hạm bờ biển, 1 trung đoàn trực thăng chống hạm.

    Việc bổ sung lực lượng này cho các hạm đội giúp tăng đáng kể nhóm các lực lượng yểm trợ cho những tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Nga. Cả hai hạm đội phải bổ sung thêm vào kho nhiều loại thủy lôi chống hạm.

    Việc triển khai những hệ thống giám sát ngầm dưới biển cố định cũng như di động tại các khu vực biên giới trên biển và vùng tuần tra chiến đấu sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng ổn định chiến đấu của các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược Nga.

    Tất cả những biện pháp này sẽ giúp Nga giảm thiểu được những thiệt hại tới mức chấp nhận được khi giao tranh có sử dụng vũ khí thông thường – xuống còn khoảng 5-10% (có nghĩa là không quá 1 tàu ngầm mang tên lửa chiến lược).

    Có thể hiểu rằng việc nhanh chóng gia tăng số lượng tàu chiến cho hạm đội hải quân sau gần ¼ thế kỷ kiệt quệ là điều không thể. Bởi vậy, phải thừa nhận rằng chỉ bằng những biện pháp mang tính kỹ thuật-quân sự và tác chiến thì Nga không thể giải quyết được nhiệm vụ đảm bảo khả năng ổn định chiến đấu của các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược.

    Nga cần cả những biện pháp chính trị-quân sự và một trong số đó là thông báo "ranh giới hạt nhân đỏ" nếu chỉ cần một tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa chiến lược của mình bị tiêu diệt.

    Có nghĩa là công khai tuyên bố rằng đó sẽ bị coi như cuộc tấn công không thể chấp nhận được nhằm vào các lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược, sau đó chỉ còn duy nhất một điều phải làm – chuyển sang áp dụng vũ khí hạt nhân quy mô toàn diện.

    Cần phải nhận thấy rằng, khả năng ổn định chiến đấu của các tổ hợp tên lửa cơ động có thể thấp hơn nhiều so với những tàu ngầm chiến lược mang tên lửa.

    Tất cả các căn cứ cố định của lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược đều rất dễ bị tiêu diệt, như giếng phóng các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, những sân bay của lực lượng không quân chiến lược bao gồm cả các máy bay ở đó, các hệ thống điều khiển những lực lượng hạt nhân chiến lược, các hệ thống cảnh báo tên lửa tấn công và phòng thủ chống tên lửa.

    Ngoại lệ chỉ có các tổ hợp tên lửa chiến đấu triển khai trên các toa xe nhờ khả năng khó bị phát hiện và cơ động, nhưng hiện nay Nga vẫn chưa hoàn thiện xong những tổ hợp này. Bởi vậy, quy tắc về "ranh giới đỏ" cần phải được áp dụng đối với cả những cấu phần khác của lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược. Nó phải được Nga đưa vào Học thuyết quân sự của mình.

    Cơ sở để kết luận chiếc tàu ngầm bị tiêu diệt có thể là nó không lên sóng liên lạc theo kế hoạch 2-3 lần.

    Với việc xác định được thiệt hại ngay từ chiếc tàu ngầm mang tên lửa chiến lược đầu tiên, Nga sẽ phải tuyên bố về quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân.

    Nếu các lực lượng chống hạm của đối phương không rút quân ra khỏi những khu vực có sự hiện diện của các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Nga, và chứng tỏ sự cương quyết này phải bằng một đòn tấn công hạt nhân thị uy nhằm vào những khu vực không người, lấy ví dụ như các bang gần Bắc Cực của Mỹ.

    Nếu Mỹ không phản ứng trước biện pháp này (điều khó có thể xảy ra), Nga sẽ phải sẵn sàng cho một cuộc tấn công phủ đầu đúng nghĩa. Nếu như đối phương rút các lực lượng chống hạm của mình, thì mối đe dọa mất đi một tàu ngầm mang tên lửa chiến lược của Nga sẽ được giải quyết cơ bản.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/luc-luong-tau-ngam-chien-luoc-nga-ho-den-va-nhung-ranh-gioi-do-a189514.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan