+Aa-
    Zalo

    Lý giải hiện tượng tuyết dưa hấu bất ngờ xuất hiện tại Nam Cực

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mới đây, các nhà khoa học Ukraine ở Nam Cực đã bị sốc khi thức dậy và phát hiện tuyết xung quanh trạm nghiên cứu Vernadsky toàn màu đỏ vào hôm 24/2.

    Mới đây, các nhà khoa học Ukraine ở Nam Cực đã bị sốc khi thức dậy và phát hiện tuyết xung quanh trạm nghiên cứu Vernadsky toàn màu đỏ vào hôm 24/2. 

    Tuyết Nam Cực hóa đỏ do tảo Chlamydomonas nivalis màu đỏ sinh sôi. Ảnh: Facebook

    Trung tâm Khoa học Quốc gia Ukraine cho biết, tảo Chlamydomonas nivalis là nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tuyết chuyển sang màu đỏ.  

    Chlamydomonas nivalis là một loại tảo xanh nhưng chứa thêm sắc tố đỏ. Khác với hầu hết tảo nước ngọt, chúng phát triển ở những khu vực lạnh giá.

    Sắc tố đỏ của tạo này có tác dụng bảo vệ các loài tảo khỏi bức xạ tia cực tím của Mặt trời. Nó cũng giúp hấp thụ ánh sáng mặt trời làm khu vực xung quanh nóng hơn, khiến các tảng băng tan nhanh hơn. 

    Tảo Chlamydomonas nivalis chỉ “ngủ đông” khi nhiệt độ xuống thấp, theo Euronews.

    Nhà leo núi, nhà thám hiểm  Aristotle là người đầu tiên ghi nhận về hiện tượng tuyết máu từ nhiều thế kỷ trước. Ban đầu ông không rõ về nguyên nhân gây ra hiện tượng lạ.

    Thậm chí, nhiều người cho rằng màu đỏ của tuyết là do yếu tố địa chất từ một mỏ khoáng sản trên tuyết hoặc hóa chất rửa trôi từ các loại đá.

    Mãi về sau khoa học mới tìm ra được thủ phạm là một loài tảo. Không chỉ ở Nam cực, hiện tượng tuyết máu từng xuất hiện ở Bắc Cực, dãy Alps, và các khu vực miền núi khác.

    Đầu tháng này, nhiệt độ ở Nam Cực đã đạt mức cao kỷ lục mới, với 18,3 độ C tại trạm nghiên cứu Esperanza.

    Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, Bán đảo Nam Cực, mũi phía tây bắc gần Nam Mỹ, là một trong những vùng “nóng lên nhanh nhất” của Trái Đất. Nhiệt độ ở đây trung bình tăng 3 độ C trong 50 năm qua.

    Tảo Chlamydomonas nivalis khiến một phần băng tuyết Nam Cực chuyển đỏ. Ảnh: Bộ Khoa học và Giáo dục Ukraine.

    Màu đỏ như máu loang lổ khắp nhiều khu vực ở Nam cực. Ảnh: AP

    Cận cảnh loài tảo Chlamydomonas nivalis. Ảnh: AP

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-giai-hien-tuong-tuyet-dua-hau-bat-ngo-xuat-hien-tai-nam-cuc-a313509.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan