+Aa-
    Zalo

    Máy bay săn ngầm Be-12 Việt Nam từng sở hữu mạnh thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngoài trực thăng Ka-25 và Ka-28, trong biên chế của Không quân Hải quân Việt Nam đã từng có cả những chiếc thủy phi cơ săn ngầm chuyên nghiệp Be-12 mạnh hơn rất nhiều.

    Ngoài trực thăng Ka-25 và Ka-28, trong biên chế của Không quân Hải quân Việt Nam đã từng có cả những chiếc thủy phi cơ săn ngầm chuyên nghiệp Be-12 mạnh hơn rất nhiều.
    Beriev Be-12 Chayka (Tên định danh NATO: Mail) là loại thủy phi cơ tuần tra hàng hải và chống tàu ngầm do Cục thiết kế Beriev phát triển từ cuối những năm 1950 dựa trên loại máy bay tuần tra chống ngầm Be-6 thế hệ trước.

    Thủy phi cơ Beriev Be-12 của Hải quân Nga.

    Be-12 chính thức gia nhập biên chế năm 1963, được triển khai cho nhiệm vụ truy tìm và ngăn chặn tàu ngầm Hải quân Mỹ thâm nhập vào các vùng biển của Liên Xô.
    Be-12 được chế tạo từ vật liệu chính là Duralumin - một loại hợp kim nhôm chống ăn mòn, thân chia làm 10 khoang với các vách ngăn kín nước, bên trong lắp khí tài điện tử. Nếu vài khoang bị thủng, máy bay vẫn nổi tốt trên mặt nước.
    Cánh của Be-12 giống hình cánh chim hải âu, đầu cánh là tàu nhỏ dạng phao có tác dụng giữ cân bằng khi cất, hạ cánh.
    Đáy của tàu phao cũng như phần bụng của máy bay được vuốt nhọn, giúp giảm bớt lực cản của nước khi cất cánh. Ngoài ra, Be-12 còn được trang bị mỏ neo chống trôi dạt khi neo đậu trên mặt nước.
    Đuôi máy bay có dạng 3 nhánh với phần đuôi kéo dài để chứa thiết bị dò tìm từ trường, 2 cánh đuôi xếp thẳng đứng, đối xứng với nhau.

    Mỏ neo dưới bụng thủy phi cơ Be-12.



    Be-12 được điều khiển bởi phi hành đoàn 4 người, máy bay có chiều dài 30,11 m; chiều cao 7,94 m sải cánh 29,84 m; diện tích cánh 99 m2; trọng lượng rỗng 24.000 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 36.000 kg.
    Động cơ turbine cánh quạt trang bị cho Be-12 là loại Ivchenko Progress AI-20D công suất 3.864 kW (5.180 mã lực) mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 530 km/h; tầm hoạt động 3.300 km; trần bay 8.000 m.
    Quãng đường chạy đà khi cất, hạ cánh trên mặt nước của Be-12 là 2.300 m, trên đất liền thì con số này ngắn hơn, vào khoảng 2.200/1.800 m.

    Be-12 cất cánh từ mặt nước.

    Hệ thống điện tử của Be-12 gồm thiết bị định vị, thiết bị hỗ trợ hạ cánh trong điều kiện tầm nhìn kém và trong đêm, các hệ thống dò tìm tàu ngầm gồm: thiết bị định vị thủy âm (sonar) Baku và thiết bị dò tìm điểm từ trường bất thường (MAD) APM-56.
    Be-12 mang được tối đa 3.000 kg vũ khí gồm: ngư lôi tự dẫn âm thanh AT-1/AT-2 cỡ 450/533 mm có trọng lượng 560/1.050 kg, lắp đầu đạn 70 - 160/80 - 150 kg, tốc độ 27/40 hải lý/h, đầu tự dẫn kích hoạt cách mục tiêu 500 - 1.000 m và bom chìm để tấn công tàu ngầm đối phương.
    Video tham khảo:
    Khám phá máy bay tiếp dầu Nga hạ cánh xuống Cam Ranh
    Quá trình hoạt động của Be-12 tại Việt Nam
    Theo sách Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, ngày 16/4/1980, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân quyết định chuyển toàn bộ phi đội tiêm kích MiG-19 (J-6) thuộc Trung đoàn 925 đang làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia về nước.
    Các phi công của Trung đoàn 925 sau đó được phân công đi học chuyển loại tiêm kích MiG-21, trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25 và thủy phi cơ săn ngầm Beriev Be-12.
    Cuối năm 1980, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập các phi đội máy bay săn ngầm Be-12 và Ka-25 thuộc Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372).
    Sang đầu năm 1981, 4 thủy phi cơ săn ngầm Be-12 đã được Liên Xô chuyển giao cho phía Việt Nam.

    Một tổ bay Be-12 của Không quân Hải quân Việt Nam.

    Đến tháng 4/1982, chấp hành quyết định của trên, Quân chủng Không quân đã bàn giao toàn bộ phi đội săn ngầm gồm thủy phi cơ Be-12 và trực thăng Ka-25 sang cho Quân chủng Hải quân tiếp quản.
    Sau 2 năm trở thành bộ phận không quân thuộc Hải quân Nhân dân Việt Nam, đến ngày 25/6/1984, tất cả tổ chức quân số, vũ khí trang bị của phi đội săn ngầm lại được bàn giao trở lại Quân chủng Không quân và biên chế vào Trung đoàn Không quân Hải quân 954.

    Phi đội thủy phi cơ Be-12 đang tuần tra trên biển.

    Các máy bay Be-12 ngay từ khi được Liên Xô chuyển giao đã trải qua khá nhiều năm sử dụng, tình trạng kỹ thuật không còn ở mức tốt nhất.
    Thêm vào đó, trong quá trình khai thác do không có khả năng bảo đảm kỹ thuật tốt và khai thác theo đúng quy trình nên thời gian Be-12 phục vụ trong biên chế Không quân và Hải quân Nhân dân Việt Nam là khá ngắn.
    Toàn bộ 4 chiếc thủy phi cơ Be-12 của Việt Nam được cho là đã ngừng hoạt động từ cuối thập niên 1980, nhiệm vụ tuần tra săn ngầm của Không quân Hải quân được giao lại cho những máy bay trực thăng Ka-25 và Ka-28.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/may-bay-san-ngam-be-12-viet-nam-tung-so-huu-manh-the-nao-a80250.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan