+Aa-
    Zalo

    Mỗi sáng ăn 1 lát gừng tươi bạn sẽ nhận thấy 3 điều thần kỳ này

    (ĐS&PL) - Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để ăn gừng. Nếu bạn duy trì thói quen này cơ thể sẽ nhận được rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là 3 công dụng vàng sẽ tự tìm tới bạn khi kiên trì ăn một lát gừng tươi buổi sáng.

    Giúp ngăn ngừa cảm lạnh

    Thời tiết chuyển dần từ thu sang đông, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn, cơ thể không kịp thích nghi sẽ dẫn đến cảm lạnh. Vì vậy, bạn có thể ăn một miếng gừng sau khi thức dậy vào buổi sáng để giải tỏa và làm ấm cơ thể.

    Gừng tính cay, ấm nên giúp cơ thể ấm lên. Với phụ nữ có tử cung lạnh, uống một tách trà gừng cũng có thể làm ấm tử cung. Vị gừng cũng giúp kích thích tinh thần bạn vào sáng sớm, nhanh chóng tỉnh táo, sảng khoái.

    moi sang an 1 lat gung tuoi ban se nhan thay 3 than ky nay4

    Kích thích sự thèm ăn

    Sau khi thức dậy vào buổi sáng, ăn một miếng gừng khi bụng đói có thể thúc đẩy sự tiết dịch dạ dày trong dạ dày và sự tiết nước bọt trong miệng, do đó kích thích sự thèm ăn của con người.

    Chất Gingerol trong gừng có thể kích thích dây thần kinh vị giác của lưỡi, có tác dụng khai vị, bổ tỳ, tăng cảm giác thèm ăn.

    Bảo vệ gan

    Ăn một miếng gừng khi bụng đói sau khi thức dậy vào buổi sáng cũng có tác dụng bảo vệ gan của con người. Những chất có trong gừng tươi giúp duy trì hoạt động bình thường của tế bào gan và đẩy nhanh quá trình thải các chất độc hại trong cơ thể.

    moi sang an 1 lat gung tuoi ban se nhan thay 3 than ky nay

    Những người không nên ăn gừng

    Những người bị nhiệt

    Khi bạn đang mắc bệnh nóng trong người bạn không nên ăn gừng bởi nếu một người bị nóng trong, có bệnh trĩ hay hôi miệng do nhiệt miệng, bạn không nên ăn gừng.

    Trong thành phần dinh dưỡng của gừng có tính nóng, sinh nhiệt mạnh, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh thêm tăng nặng. Bên cạnh đó, khi bạn đang nóng trong thì càng ăn gừng càng làm bạn dễ viêm loét, nhiệt miệng thêm nặng hơn.

    Bệnh nhân viêm gan

    Khi bạn đang bị nóng gan thì không nên thường xuyên ăn gừng có thể giúp cơ thể ấm lên, nhưng nếu ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng, do đó bệnh nhân viêm gan không nên ăn nhiều.

    moi sang an 1 lat gung tuoi ban se nhan thay 3 than ky nay21

    Nếu như bắt buộc phải sử dụng gừng là một vị thuốc bạn cần phải sử dụng, thì nên ăn kèm với các thực phẩm có tác dụng làm mát để giảm tính nóng, giúp cho gan của bạn được thanh lọc tốt hơn giảm bệnh tình tốt cho sức khỏe.

    Người bị mắc bệnh tiêu hóa

    Theo quan niệm Đông y,thì gừng là một loại thuốc, có tính cay nóng giúp tăng cường sức đề kháng tốt. Nhưng nếu bạn đang có hơi thở có mùi chủ yếu xuất phát từ nhiệt, trong khi gừng có tính nhiệt nếu ăn thêm gừng thì tình trang và gừng và ấm áp, nếu những người này ăn gừng còn tồi tệ hơn.

    Ngoài ra, khi bạn ăn gừng sẽ làm tăng dạ dày cũng có thể gây đau đầu trĩ, chảy máu nướu răng và các triệu chứng khác ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, bạn không nên sử dụng gừng nếu như đang mắc bệnh dạ dày hoặc đường tiêu hóa.

    Không dùng khi bị say nắng, sốt cao

    Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người phong hàn, cảm mạo, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... nhưng được chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.

    Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng. Đặc biệt, với những người có dấu hiệu sốt cao thì tuyệt đối không ăn gừng, vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

    Không dùng khi bị bệnh về gan, mật, viêm loét dạ dày

    Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, nếu ăn vào sẽ tăng nồng độ acid. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.

    Ngoài ra, gừng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, nên khi mắc các chứng bệnh về gan nên hạn chế. Cùng với đó, tính cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.

    Không dùng khi bị tăng huyết áp

    Người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.

    Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến... Với những người có thân nhiệt cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.

    Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

    moi sang an 1 lat gung tuoi ban se nhan thay 3 than ky nay9

    Gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Nhưng trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

    Người bị bệnh sỏi mật

    Những người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.

    Người bị bệnh trĩ, xuất huyết

    Gừng rất nóng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

    Một số lưu ý khi dùng gừng

    Không gọt vỏ: Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.

    Không ăn nhiều gừng: Gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người

    Không ăn gừng bị dập: Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

    Gừng kị thịt chó:Thịt chó dinh dưỡng phong phú, là thức ăn đại nóng; gừng cũng là thức ăn cay. Nếu ăn chung hai thứ sẽ động hỏa, không tốt cho sức khỏe.

    Gừng kị vang trắng: Gừng tính nóng; vang trắng tính cay ấm. hai thứ đều có tính kích thích, nếu dùng chung sẽ làm tổn thương đường tiêu hóa, cho nên vì sức khỏe của đường tiêu hóa, không nên dùng chung.

    Gừng kị thịt ngựa: Tuy thịt ngựa dinh dưỡng phong phú, nhưng nếu ăn chung với gừng sẽ gây bệnh tị, ho, không tốt cho sức khỏe.

    Gừng kị thịt thỏ: Thịt thỏ khí vị cay, bình, không độc, có công hiệu an trung ích khí, giải nhiệt ngừng khát, kiện tì dưỡng vị. ăn chung với gừng sẽ phá hoại chất dinh dưỡng trong thịt thỏ.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/moi-sang-an-1-lat-gung-tuoi-ban-se-nhan-thay-3-than-ky-nay-a599010.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan