+Aa-
    Zalo

    Mỹ đang bị ‘nghiện’ áp dụng lệnh trừng phạt?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo National Interest, có vẻ như chính phủ Mỹ đang coi các biện pháp trừng phạt như một giải pháp tối ưu cho chính sách đối ngoại thời kỳ này.

    Theo National Interest, có vẻ như chính phủ Mỹ đang coi các biện pháp trừng phạt như một giải pháp tối ưu cho chính sách đối ngoại thời kỳ này.

    Từ cuối năm 2017 đến nay, Mỹ liên tiếp áp dụng một loạt các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, Nga, Iran… để bày tỏ sự phản đối đối với hành động của các quốc gia này.

    Rõ ràng, những đối tượng bị áp dụng cấm vận gặp phải những khó khăn nhất định, chủ yếu liên quan đến kinh tế, song điều đó dường như cũng phản ánh một sự thực rằng Washington đang “nghiện” áp dụng các lệnh trừng phạt.

    Trên thực tế, động thái của Mỹ không có hiệu quả giúp thay đổi hành vi của những quốc gia như Triều Tiên, Nga hay Iran. Có chăng, lệnh trừng phạt chỉ giúp Mỹ - siêu cường hàng đầu thế giới được tạm thời quên đi cảm giác thất bại và bất lực trước một số đối thủ.

    Mỹ tăng cường áp dụng lệnh trừng phạt trong thời gian gần đây. Ảnh: National Interest

    Xử phạt là một lựa chọn hoàn hảo của Mỹ. Nguyên nhân đầu tiên là vì chúng có thể được áp dụng như một giải pháp thay thế chiến tranh.

    Bên cạnh đó, không có biện pháp nào để đánh giá xem lệnh trừng phạt được áp dụng thành công hay thất bại, vì tất cả phụ thuộc vào cách nhìn nhận của nước áp dụng và nước chịu hậu quả. Các chính trị gia, các nhà lập pháp gần như không bị đổ lỗi vì các biện pháp trừng phạt.

    Nói cách khác, hành động này là sự “giải thoát hoàn hảo khỏi tình trạng bế tắc trong thế giới thực” nhưng lại “tẻ nhạt trong thế giới ngoại giao”.

    Mặc dù vậy, khi sử dụng quá đà, các biện pháp trừng phạt của Mỹ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Các quốc gia đồng minh như Đức, Pháp, Anh…đang nhận định hành vi thất thường của Washington làm tổn thương họ.

    Lý do duy trì thế giới tự do, công bằng của Mỹ dường như không còn đủ thuyết phục, ngay cả đối với những nước vốn “kề vai sát cánh”. Lạm dụng lệnh trừng phát đang trở thành thói quen khó bỏ.

    Các biện pháp trừng phạt với Triều Tiên cũng không thực sự hiệu quả. Ảnh: Express

    Một trong những ví dụ điển hình liên quan đến áp dụng trừng phạt thất bại trên thế giới là trường hợp của Ukraine với Liên bang Nga.

    Để bày tỏ sự phản đối đối với việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea, Ukraine đã ngừng mua khí đốt tự nhiên trực tiếp từ Nga, ngừng các dịch vụ thanh toán phổ biến liên quan tới Nga, cấm người dân truy cập các trang web xã hội, truyền hình và thương mại của Nga. Ukraine cũng cấm nhập khẩu các mặt hàng từ Nga, đình chỉ các chuyến bay hàng không thương mại, thậm chí cân nhắc kết thúc tất cả lưu lượng đường sắt đến Nga.

    Trong thực tế, tất cả các dịch vụ này vận hành chủ yếu vì nhu cầu của Ukraine. Khi quyết định dừng lại, bản thân Ukraine chịu tổn thất nhiều hơn bất kỳ ai. Cuối cùng, Nga vẫn là nhà đầu tư chính của Ukraine mặc dù về mặt kỹ thuật, Moscow đã rớt xuống vị trí thứ 3 vào năm 2017, sau Síp và Hà Lan.

    Tuy nhiên, vì Ukraine từ chối các hoạt động hợp tác với Nga, chính phủ Ukraine đang gặp phải những khó khăn nhất định liên quan đến duy trì nền kinh tế và ngân sách.

    Rõ ràng, Mỹ không phải là quốc gia phụ thuộc vào Nga như Ukraine nhưng vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chính sách ngoại giao của mình. Mặc dù nước Mỹ giàu có hơn Ukraine, và có lẽ sẽ không hết tiền nhưng người Mỹ đang sống trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Việc duy trì sự hiện diện ở Trung Đông của Mỹ có thể sẽ phải trả giá ở Đông Âu và Bắc Cực, hoặc thậm chí trong không gian mạng.

    Nhiều công ty Mỹ cũng mất đi lợi nhuận lớn khi không đầu tư vào Nga trong thập kỷ qua. Trên thực tế, thâm hụt 21 nghìn tỷ USD của Mỹ sẽ không xảy ra nếu không áp dụng biện pháp trừng phạt.

    Động thái của Mỹ, cho đến nay đã gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế Nga, Triều Tiên và Iran. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn không tiến hành quá trình phi hạt nhân hóa theo mong muốn của Washington, có chăng chỉ là các cuộc đàm phán mang tính “hình thức” nhiều hơn hiệu quả thực tiễn.

    Về phần mình, giá trị đồng rúp của Nga giảm trong thời gian qua, khiến đất nước đối mặt với khó khăn nhất định, song rõ ràng Moscow cũng không thừa nhận can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, và cuộc điều tra của Mỹ cũng không đi đến kết quả cụ thể.

    Bài viết trên National Interest đánh giá rằng, khi bắt đầu đi trên con đường trừng phạt, quốc gia đó đã tự “đào 2 ngôi mộ” - một cho nền kinh tế của đối thủ, và một cho chính mình.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo National Interest)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-dang-bi-nghien-ap-dung-lenh-trung-phat-a240908.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan