+Aa-
    Zalo

    Nếu không dùng để ban thưởng, đồ ăn thừa của Hoàng đế sau mỗi lần ngự thiện được mang đi đâu?

    (ĐS&PL) - Bên cạnh ban thưởng cho phi tử hoặc quan viên, đồ ăn thừa của Hoàng đế sau mỗi lần ngự thiện sẽ được thái giám và cung nữ dùng vào những việc này.

    Theo thông tin trên Sohu, ở Trung Quốc thời phong kiến, Hoàng đế là người nắm giữ địa vị chí cao vô thượng nên mọi phương diện sinh hoạt hàng ngày đều được chăm lo vô cùng cẩn thận, nhất là phương diện ăn uống.

    Các món trên bàn ăn của Hoàng đế phải là cao lương mỹ vị, phong phú đến không tưởng. Sự tôn nghiêm của Hoàng gia được thể hiện qua cách thức dùng bữa, các dụng cụ phục vụ ăn uống, số lượng món ăn, phương pháp nấu nướng, cũng như trình tự ngự thiện (ngự thiện là từ thể hiện hành động dùng bữa của Hoàng đế).

    Mỗi triều đại, các hoàng đế lại có quy chuẩn bữa ăn khác nhau. Ví dụ, ở triều đại nhà Minh, Hoàng đế Chu Nguyên Chương yêu cầu mỗi bữa ăn phải có những miếng thịt thật lớn.

    Đến thời nhà Thanh, tiêu chuẩn của Hoàng đế cho mỗi bữa ăn tăng lên nhiều hơn, 4 loại thức ăn chính, 2 loại cháo (hoặc canh). Ngoài các thức ăn chế biến từ gà, vịt, ngan, lợn, cá và rau củ theo mùa làm món chính, bàn ăn còn có sơn hào hải vị, kỳ hoa dị quả làm phụ.

    Theo một số tư liệu lịch sử, mỗi bữa ăn của Từ Hi Thái hậu có tới 108 món, là sự lãng phí xa xỉ cực độ. Thế nhưng nếu xét theo quy chế ăn uống của Hoàng đế nhà Thanh thì sẽ thấy điều này hoàn toàn bình thường.

    neu khong dung de ban thuong do an thua cua hoang de sau moi lan ngu thien duoc mang di dau2
    Nhà Thanh đưa ra rất nhiều nguyên tắc cho mỗi bữa ăn của Hoàng đế. Ảnh minh họa

    Cuốn hồi ký nổi tiếng “Nửa đời trước của ta” của Hoàng đế Phổ Nghi - vị vua cuối cùng của triều nhà Thanh tiết lộ, số ngân lượng chi cho việc ăn uống của ông  trong quãng thời gian còn tại vị lên tới gần 15.000 lượng bạc mỗi năm.

    Sở dĩ tốn kém như vậy là vì thời nhà Thanh đặt ra nhiều quy tắc cho các bữa ăn. Theo đó, bàn ăn dành cho hoàng đế phải đủ 120 món, hoàng hậu gồm 96 món và hoàng phi là 64 món.

    Phương pháp chế biến các món ăn cho Hoàng đế có yêu cầu rất cao, bắt buộc phải đầy đủ 3 yếu tố gồm màu sắc, mùi thơm và hương vị. Không cần biết quá trình chế biến cầu kỳ đến mức nào, thành phẩm được bày biện trên bàn trước mặt Hoàng đế phải chỉn chu đến từng chi tiết. 

    Được biết, hoàng thất nhà Thanh là dân tộc Mãn thuộc vùng Đông Bắc. Khi lập triều đại này, họ vẫn giữ tập quán thói quen dùng bữa truyền từ thời tổ tiên. Cụ thể, Hoàng đế nhà Thanh chỉ ăn ngày hai bữa chính gồm bữa sáng và bữa chiều, ngoài ra sẽ có các bữa phụ, bữa điểm tâm.

    Theo sử sách ghi lại, bếp hoàng tộc bao gồm ba phần: Bếp chính, bếp trà và bếp làm đồ tráng miệng ngọt. Mỗi bếp có một đầu bếp chính và 5 đầu bếp phụ, một người giám sát và một người phụ trách việc mua sắm cũng như theo dõi các nguồn cung cấp.

    Trong bữa ăn, Hoàng đế sẽ phải tuân theo loạt các thủ tục rườm rà. Như thời Nam Tống, các vệ binh phải canh gác chặt chẽ để đảm bảo không ai được phép đi lại ở nơi hoàng đế dùng bữa. Sau khi thái giám truyền chỉ sẽ có 10 cung nữ mặc y phục màu tím lần lượt dâng đồ ăn lên, tuy nhiên Hoàng đế không ăn ngay mà phải chờ 2 thái giám chuyên "thử độc" và "nếm thử thức ăn" nhằm đảm bảo rằng không xảy ra vấn đề gì.

    Hoàng đế cũng không được tự do ăn uống theo sở thích mà chỉ được phép ăn nhiều nhất 3 miếng cho mỗi món, tránh bị lộ sở thích và cũng tránh bị hạ độc.

    neu khong dung de ban thuong do an thua cua hoang de sau moi lan ngu thien duoc mang di dau
    Hoàng đế chỉ được phép ăn nhiều nhất 3 miếng cho mỗi món để tránh bị lộ sở thích và bị hạ độc. Ảnh minh họa: Sohu

    Sohu cho biết, một số vị Hoàng đế cảm thấy cách ăn uống nói trên lãng phí. Điển hình, Vua Khang Hi và Vua Càn Long đã giảm số lượng món trong mỗi bữa ăn của mình xuống còn  lần lượt là 64 và 48 món.

    Số lượng đồ ăn thừa sẽ được xử lý ra sao?

    Hoàng đế một mình ăn hơn trăm món thường không hết, thậm chí nhiều món còn không được động đến nhưng số lượng món vẫn phải được chuẩn bị đầy đủ.

    Đặc biệt, món ăn được Hoàng đế dùng qua không thể tùy tiện cho người khác sử dụng do việc này phạm đến sự tôn kính của vua.

    Vậy số đồ ăn thừa sau mỗi lần ngự thiện sẽ được xử lý ra sao? Theo Hoàng đế Phổ Nghi, lượng thức ăn còn dư này sẽ được xử lý theo 2 cách phổ biến.

    Cách thứ nhất là thái giám theo lệnh vua ban thưởng cho các phi tần hoặc quan viên. Ở thời cổ đại, được ăn món do Hoàng đế ngự tặng là một vinh dự to lớn. Dù cho món đã được Hoàng đế chạm đến nhưng ăn đồ ăn thừa của thiên tử cũng là lộc trời ban. 

    Nhiều người cho rằng việc Hoàng đế tặng đồ thừa cho người khác là hành động mất vệ sinh nhưng phải biết rằng, Hoàng đế ăn uống luôn được thái giám hoặc tỳ nữ phục vụ. Đũa và muỗng của Hoàng đế cơ bản không hề chạm vào các món trên bàn mà chỉ ăn phần được thái giám chuẩn bị trước mặt.

    Cách thứ hai là cung nữ và thái giám sẽ sử dụng số đồ ăn thừa này. Tuy nhiên, theo Sohu, các Hoàng đế thời xưa đều không hề biết tới phương thức xử lý thức ăn thừa vô cùng đặc biệt này.

    neu khong dung de ban thuong do an thua cua hoang de sau moi lan ngu thien duoc mang di dau1
    Hoàng đế một mình ăn hơn trăm món thường không hết, thậm chí nhiều món còn không được động đến nhưng số lượng món vẫn phải được chuẩn bị đầy đủ. Ảnh minh họa: Sohu

    Những món ăn không được ban thưởng đích danh cho người nào sẽ trở thành mục tiêu tranh giành của các cung nữ, thái giám trong hoàng cung. Họ lén lút cất giấu các món ăn thừa của Hoàng đế rồi âm thầm mang ra bên ngoài cung để bán cho các tửu điếm lớn.

    XEM THÊM: Sân gạch trong Tử Cấm Thành bị nứt vỡ hé lộ bí mật gây ngỡ ngàng

    Hoàng đế chỉ ăn 3 miếng mỗi món, có món gần như không đụng đũa nên người bình thường căn bản đều không nhìn ra được đó là cơm thừa. Hơn nữa, tài nghệ của các đầu bếp trong hoàng cung vốn ít ai có thể so bì.

    Các tử điếm đương nheien không nói với khách rằng những món này là đồ ăn thừa của Hoàng đế. Họ sẽ lấy danh nghĩa món ăn ngự thiện để chào mời khách và chế biến lại thành món mới rồi bán ra giá cao. 

    Ai lại không muốn một lần chiêm ngưỡng và nếm thử món ăn thường được Hoàng đế dùng, vì thế những món ăn đó dù vị hét giá cao bao nhiêu vẫn có nhiều người giành mua cho bằng được. Đây là một trong những cách giúp tửu điếm cổ đại phát triển cực thịnh. 

    Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn của Hoàng đế, để tránh lãng phí đồ ăn thái giám liền gửi cho các cung nữ chuyên nuôi động vật trong cung và làm thành đồ khô. Thức ăn cho vật nuôi sau đó được phân phát cho nô tài trong cung điện và dùng để nuôi những con vật nhỏ này. Tuy nhiên giống như các thái giám, nô tài trong cung cũng học cách khai gian, nói đây đều là thức ăn mua từ ngoài cung để kiếm lời.

    Đinh Kim (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/neu-khong-dung-de-ban-thuong-do-an-thua-cua-hoang-de-sau-moi-lan-ngu-thien-duoc-mang-di-dau-a595137.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan