+Aa-
    Zalo

    Nga hoàn tất thử nghiệm động cơ hạt nhân của siêu tên lửa "chim báo bão"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tên lửa hành trình sử dụng năng lượng hạt nhân làm nguồn động năng Burevestnik- một ý tưởng từng được xem là điên rồ của Nga đã hoàn tất thử nghiệm động cơ.

    Tên lửa hành trình sử dụng năng lượng hạt nhân làm nguồn động năng Burevestnik (chim báo bão) - một ý tưởng từng được xem là điên rồ của Nga đã hoàn tất thử nghiệm động cơ.

    Các cuộc thử nghiệm đối động cơ hạt nhân dành cho tên lửa hành trình Burevestnik đã được hoàn tất thành công, một nguồn tin trong ngành công nghiệp sản xuất tên lửa Nga cung cấp thông tin cho Thông tấn TASS hôm 16/2.

    “Trong giai đoạn thử nghiệm lớn đối với tổ hợp tên lửa Burevestnik, các cuộc thử nghiệm dành cho động cơ hạt nhân đã được hoàn tất thành công tại một cơ sở vào tháng 1,” nguồn tin cho biết.

    Các cuộc thử nghiệm đánh giá thông số kỹ thuật của động cơ hạt nhân để đảm bảo tầm hỏa lực không giới hạn của tên lửa, nguồn tin cho biết thêm.

    Tên lửa hành trình sử dụng năng lượng hạt nhân làm nguồn động năng Burevestnik- một ý tưởng từng được xem là điên rồ của Nga đã hoàn tất thử nghiệm động cơ.

    Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga chưa xác nhận thông tin này.

    Được biết, tên lửa hành trình mang động cơ hạt nhân Burevestnik (chim báo bão) là một trong 6 siêu vũ khí được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố trong thông điệp liên bang hồi tháng 3/2018. Nó được cho là có tầm bắn không giới hạn nhờ sử dụng động cơ hạt nhân, đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ hiện nay nhờ khả năng cơ động trong hành trình bay.

    Tên lửa Burevestnik sử dụng nguyên lý động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet), trong đó quả đạn nén luồng không khí nhờ tốc độ rất cao trong khi bay, đốt nóng nó bằng lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ bên trong và dùng luồng khí nóng này để tạo lực đẩy.

    Trong quá trình bay, tên lửa liên tục đổi hướng nhằm vòng tránh các hệ thống cảnh báo sớm và phòng không trên biển. Đây được coi là tính năng quan trọng, nhất là khi tên lửa có tầm bắn không giới hạn. Nó có thể bay vòng qua mọi tổ hợp phòng thủ và đánh trúng mục tiêu từ những hướng bất ngờ nhất.

    Một trong những hình ảnh hiếm hoi về tên lửa Burevestnik. Ảnh: TASS

    Trước đó, tạp chí Công nghệ Cơ khí Phổ thông (Popular Mechanics) từng đánh giá cao về tên lửa hành trình xuyên lục địa mới của Nga.

    Theo tác giả bài báo, tên lửa mới được thiết kế để tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Tên lửa có thể ở trên không trong vài ngày, bay vòng quanh hành tinh và hoạt động độc lập.

    Burevestnik có thể vượt qua xuyên qua các châu lục theo quỹ đạo rất phức tạp, đến nay được coi là không thể có được. Và đây là điều khiến Mỹ rất lo lắng.

    Burevestnik có thể vượt qua Thái Bình Dương, bay qua Nam Mỹ và xâm nhập không phận Hoa Kỳ từ Vịnh Mexico. Phương Tây không muốn thừa nhận tính hiệu quả cao của vũ khí mới của Nga, vì thế họ gọi kết quả thử nghiệm là “thành công vừa phải”.

    Ngoài ra, tờ báo cho biết: Mỹ cũng đã cố gắng tạo ra một tên lửa hạt nhân tương tự, tuy nhiên, khác với Nga, dự án của họ đã không thành công.

    Nguyễn Phượng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga-hoan-tat-thu-nghiem-dong-co-hat-nhan-cua-sieu-ten-lua-chim-bao-bao-a263174.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan