+Aa-
    Zalo

    Ngã ngửa danh tính sát nhân hàng loạt "Bóng ma của Heilbronn" từng khiến cảnh sát truy tìm suốt 16 năm trời

    • DSPL

    (ĐS&PL) - "Bóng ma của Heilbronn" hay còn là "Người phụ nữ không mặt" là tên sát nhân hàng loạt từng khiến cảnh sát Đức đau đầu tìm kiếm suốt 16 năm.

    "Bóng ma của Heilbronn" hay còn là "Người phụ nữ không mặt" là tên sát nhân hàng loạt từng khiến cảnh sát Đức đau đầu tìm kiếm suốt 16 năm.

    Mọi việc bắt đầu vào năm 1993, khi người ta tìm thấy thi thể một người phụ nữ 62 tuổi tên Lieselotte Schlenger ở thị trấn Idar-Oberstein (Đức). Theo đó, bà Schlenger đã bị siết cổ tới chết bằng một sợi dây dùng để bó hoa. 

    Khi ấy, không một ai biết chuyện gì đã xảy ra với người phụ nữ xấu số, không một nhân chứng có mặt, chứng kiến sự việc, không kẻ tình nghi và cũng không có dấu hiệu cho thấy động cơ gây án. Điều duy nhất cảnh sát tìm được là đoạn dây dùng để siết cổ nạn nhân và mẫu ADN của một phụ nữ trong tách trà gần thi thể bà. 

    "Bóng ma của Heilbronn" hay còn được biết đến là "Người phụ nữ không mặt" từng khiến cảnh sát Đức đau đầu tìm kiếm suốt 16 năm. Ảnh: Shutterstock

    Tuy nhiên, dù tìm thấy mẫu ADN, người ta vẫn không thể phát hiện ra ai là kẻ gây án bởi mẫu ADN này không trùng khớp với bất kỳ ai. Cứ thế, vụ án được để ngỏ trong thời gian dài. 

    Sau đó 8 năm, năm 2001, một người đàn ông 61 tuổi khác được phát hiện tử vong trong căn bếp của mình ở Freiburg. Điều đáng ngờ là nạn nhân cũng bị siết cổ tới chết và lần này một mẫu ADN tương tự được tìm thấy tại hiện trường gây án. Điều này đã khiến cảnh sát nhanh chóng kết luật hung thủ là kẻ giết người hàng loạt. 

    Từ ấy, mẫu ADN của người phụ nữ này được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau trên khắp nước Đức. Năm tháng tiếp theo, mẫu ADN này lại tiếp tục xuất hiện trên một ống tiêm của những kẻ nghiện sau khi một đứa trẻ 7 tuổi vô tình giẫm lên nó khi đang chơi ở khu vực sân chơi tại Gerolstein. Một vài tuần tiếp đó, người ta lại tìm thấy dấu vết ADN trên chiếc bánh quy bị bỏ lại bởi một đoàn lữ hành gần Bad Kreuznach.

    Điều kỳ lạ xoay quanh mẫu ADN bí ẩn này tiếp tục được phát hiện vào ngày 6/5/2005. Khi ấy, một người đàn ông dùng súng bắn anh trai mình nhưng bằng cách nào đó, một trong những viên đạn được bắn ra lại mang mẫu ADN của người phụ nữ trên. 

    Theo đó, mẫu ADN của người phụ nữ này được phát hiện không chỉ ở Đức mà còn ở cả Áo và Pháp, trong các vụ cướp bóc, giết người khác nhau. Vì không bao giờ được xác định danh tính nên người phụ nữ này được mệnh danh là "Người phụ nữ không mặt" hoặc "Bóng ma của Heilbronn". 

    Cái tên "Bóng ma của Heilbronn" được đặt ra sau vụ án mạnh của một nữ cảnh sát 22 tuổi tên Michèle Kiesewetter. Khi ấy, Kiesewetter đang ngồi trong xe tuần tra ăn trưa cùng đồng nghiệp. Bất ngờ, 2 kẻ lạ mặt đã lẻn vào ghế sau xe và "nã" đạn vào 2 sĩ quan cảnh sát khiến cô Kiesewetter tử vong tại chỗ còn người đồng nghiệp bị thương. Theo đó, ADN của "bóng ma" được tìm thấy ở ghế sau xe tuần tra. 

    Cảnh sát khi ấy đã treo thưởng 300.000 euro cho bất kỳ ai cung cấp thông tin giúp xác định danh tính hung thủ. Tuy nhiên, mọi cuộc điều tra và truy tìm của họ đều đi vào "ngõ cụt" bởi không có qua nhiều nhân chứng có mặt tại hiện trường vụ việc. Một số người mô tả hung thủ là phụ nữ trong khi những người khác lại cho rằng kẻ gây án là đàn ông.

    Cuối cùng, vào năm 2009, cảnh sát đã phải đi đến một kết luận khiến ai nấy đều "ngã ngửa" đó là "Bóng ma của Heilbronn" thực chất không hề tồn tại. Kết luận này bắt nguồn từ việc một người tị nạn tại Pháp bất ngờ mất tích. Theo đó, cảnh sát đã sử dụng dấu vân tay mà ông ta cung cấp trong đơn xin nhập cư để xác định danh tính. Tuy nhiên, họ lại phát hiện mẫu ADN được cho là thuộc về "Bóng ma Heilbronn". 

    Khi ấy, phát ngôn viên sở cảnh sát cho rằng điều này hoàn toàn không thể xảy ra bởi người nhập cư là đàn ông còn mẫu ADN lại thuộc về phụ nữ. Quả thực, khi kiểm tra lại, nó nhận thấy không hề có mẫu ADN của "bóng ma" như lúc đầu. Điều này đã khiến họ đi đến kết luận rằng "Bóng ma Heilbronn" không tồn tại, còn mẫu ADN được tìm thấy trên là do mẫu vật vị "nhiễm bẩn" trong khi được thu thập, dẫn đến sự nhầm lẫn này. 

    Cảnh sát Đức đã mất 16 năm để tìm kiếm tên sát nhân hàng loạt, thậm chí còn treo thưởng lớn cuối cùng bẽ bàng nhận ra họ chỉ đang lần theo dấu vết của chính mình.

    Minh Hạnh(Theo IFL Science)


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga-ngua-danh-tinh-sat-nhan-hang-loat-bong-ma-cua-heilbronn-tung-khien-canh-sat-truy-tim-suot-16-nam-troi-a355669.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan