+Aa-
    Zalo

    Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất: Kinh tế hưởng lợi rõ rệt nhất từ quý III

    (ĐS&PL) - Động thái NHNN điều chỉnh giảm lãi suất lần thứ 2 ngày 31/3 mới đây được kỳ vọng hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế. Chuyên gia cho rằng, chính sách này sẽ phát huy tác dụng nhất kể từ quý III năm nay.

    Tác động đến tăng trưởng kinh tế nhanh nhất từ quý 3

    Chiều 31/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bất ngờ thông tin về việc điều chỉnh giảm lãi suất điều hành. Theo đó, 5 quyết định giảm lãi suất cùng lúc được đưa ra như lãi suất tái cấp vốn giảm 0,5%; trần lãi suất huy động giảm 1%; lãi suất cho vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng cho một số lĩnh vực giảm 0,5%...

    Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, NHNN điều chỉnh giảm lãi suất 2 lần liên tiếp và có phần “ngược chiều” với thế giới trong bối cảnh Fed vừa tăng lãi suất, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới cũng cùng chung động thái.

    Báo Lao động đưa tin, nói về ý nghĩa của động thái giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN - cho biết: “Dựa vào các dấu hiệu thị trường, chúng tôi đã chủ động đi trước 1 bước là giảm lãi suất chính sách. Ý nghĩa của việc điều chỉnh 1 số mặt bằng lãi suất điều hành là để định hướng cho thị trường giảm lãi suất thương mại, lãi suất cho vay. Hiện có ít nhất 24 ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay, hầu hết các ngân hàng đều hạ lãi suất huy động. Đây là tín hiệu tốt”.

    Theo các chuyên gia, khi lãi suất tiết kiệm thấp, người dân và doanh nghiệp thay vì gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi suất thì đẩy ra sản xuất kinh doanh. Lãi suất khoản vay thấp thì doanh nghiệp dễ dàng đi vay để phục vụ sản xuất kinh doanh.

    6f81b4e0 f28d 4290 8af6 8ea5fe1ad361 286
    TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính (Đại học Kinh tế TP. HCM). Ảnh: Báo Thanh niên

    Trao đổi với Tạp chí Doanh Nhân Trẻ Việt Nam, TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính (Đại học Kinh tế TP. HCM) nhận định việc NHNN giảm lãi suất sẽ hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế.

    Các chỉ số kinh tế vĩ mô trong quý đầu năm thấp kỷ lục cho thấy nền kinh tế đang bị tác động của các chính sách thắt chặt tiền tệ. “Chính vì thế việc khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế là nhiệm vụ bắt buộc để vực dậy nền kinh tế. Ngoài ra, nhờ tỷ giá ổn định thời gian qua cũng đã giúp tạo dư địa để NHNN có thể mạnh tay trong việc giảm lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế tốt hơn”, Tạp chí Doanh nhân trẻ Việt Nam dẫn lời TS Huân.

    Tuy nhiên, theo ông Huân, độ trễ từ chính sách tiền tệ đến nền kinh tế dự báo phải khoảng từ 1 đến 2 quý. Do đó, chính sách giảm lãi suất vừa qua của NHNN có thể phát huy tác dụng nhanh nhất là từ quý 3 này.

    NHNN sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất?

    Bình luận về động thái giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, trao đổi với phóng viên báo Lao Động, ông Đinh Đức Quang, Giám đốc điều hành Khối kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng UOB Việt Nam cho biết: “Nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ thiên về chính sách nới lỏng hơn trong giai đoạn sắp tới. Chúng tôi dự đoán rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm lãi suất tái cấp vốn 100 điểm cơ bản đâu đó trong quý II năm 2023 xuống còn 5,00%. 

    Về câu hỏi khi lạm phát suy giảm, liệu Ngân hàng Nhà nước có tiếp tục giảm lãi suất không, ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, giảm lãi suất là mong mỏi của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ suốt thời gian qua. NHNN điều hành để cắt giảm mặt bằng lãi suất huy động, rồi đề nghị các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí để có nền tảng giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế.

    “Trong bối cảnh thế giới thuận lợi, Fed có xu hướng giảm tốc quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ thì đây là điều thuận lợi giúp NHNN tiến tới giảm các mặt bằng lãi suất điều hành, kể cả các mặt bằng lãi suất thương mại như chỉ đạo ngân hàng về trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay trong thời gian tới. Khi điều kiện chín muồi, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế”, ông Phạm Chí Quang cho hay.

    Tại buổi họp báo hoạt động ngân hàng quý I/2023 mới đây, NHNN cho biết trong thời gian tới sẽ điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

    Tại buổi họp báo hoạt động ngân hàng quý I/2023 mới đây, NHNN cho biết trong thời gian tới sẽ điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngan-hang-nha-nuoc-giam-lai-suat-kinh-te-huong-loi-ro-ret-nhat-tu-quy-iii-a570922.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan