+Aa-
    Zalo

    Những điểm đáng chú ý trong dự thảo hiệp ước quân sự Nga - Donbass

    (ĐS&PL) - Duma Quốc gia Nga công bố tài liệu cho thấy một số điểm đáng chú ý trong hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Nga và các nước cộng hòa mới được công nhận là Donetsk và Lugansk.

    Ngày 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu dài công nhận nền độc lập đối với hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR) ở miền Đông Ukraine.

    nhung diem dang chu y trong hiep uoc ngadonbas dspl
    Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận hai nước cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk. Ảnh: Sputnik

    Trong tuyên bố của mình, ông Putin gọi hai vùng lãnh thổ đòi ly khai với Ukraine là Cộng hòa nhân dân Luhanks và Cộng hòa nhân dân Donetsk.

    Hành động công nhận độc lập của Donetsk và Lugansk của ông Putin cho phép phe ly khai chính thức mời quân đội Nga vào trong vùng lãnh thổ miền Đông của Ukraine.

    Cả hai khu vực này đều là những vùng lãnh thổ tự trị bởi lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine, sau khi xảy ra các cuộc giao tranh với chính quyền Kiev vào năm 2014.

    Tổng thống Nga đã ký các văn kiện tương ứng và đề nghị Quốc hội Nga ủng hộ việc ký kết các hiệp ước hữu nghị và hợp tác với các thực thể Donbass.

    Trong khi các hiệp ước nói trên vẫn đang trong giai đoạn dự thảo, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã công bố các tài liệu được đề xuất trước đó.

    Các điểm đáng lưu ý trong tài liệu bao gồm:

    - Điều 5, cho phép cả hai bên ký kết có quyền "xây dựng, sử dụng và cải thiện cơ sở hạ tầng quân sự, căn cứ và các đối tượng khác trên lãnh thổ của họ". Điện Kremlin đã ra lệnh cho quân đội Nga triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới hai khu vực này, trong khi chờ một hiệp ước chính thức về hợp tác quân sự.

    - Điều 6, cấm cả hai bên "tham gia vào bất kỳ khối hoặc liên minh nào chống lại một trong hai bên" và sẽ không cho phép lãnh thổ của họ được sử dụng để phát động các cuộc tấn công chống lại nhau.

    - Điều 11 quy định việc di chuyển tự do của công dân giữa các bên ký kết và buộc cả Nga và các nước cộng hòa phải "phát triển và thực hiện một loạt các biện pháp đã thỏa thuận để điều chỉnh chế độ ra vào lãnh thổ của công dân các nước thứ ba".

    - Điều 13 cũng bắt buộc các bên ký kết phải bảo vệ "bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của các dân tộc thiểu số trên lãnh thổ của họ và tạo điều kiện để bảo tồn và phát triển". Những bản sắc này đồng thời đảm bảo các quyền của cá nhân và tập thể thiểu số "mà không bị bất kỳ nỗ lực nào của sự đồng hóa trái với ý muốn của họ".

    Trước đó Điện Kremlin đã ra lệnh cho quân đội Nga triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Donbass - trong khi chờ một hiệp ước chính thức về hợp tác quân sự.

    Trong mắt phương Tây, sự công nhận của Nga với hai vùng lãnh thổ này là một sự leo thang nghiêm trọng, thủ tiêu các thỏa thuận Hiệp định Minsk, năm 2015, mà nhiều người tin rằng có thể giúp tìm ra một phương cách ngoại giao thoát khỏi bế tắc hiện tại.

    Các nước như Đức, Anh, Gruzia, Romania, Áo, Moldova ngay lập tức phản đối quyết định của Nga. Theo Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, bước đi của Nga đã làm suy yếu các nỗ lực ngoại giao và xâm phạm chủ quyền của Ukraine.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đánh giá quyết định của Nga đã “xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.”

    Trong khi đó, Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt mới về thương mại và tài chính đối với hai vùng lãnh thổ Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định công nhận độc lập.

    Nhà Trắng nhấn mạnh Tổng thống Biden sẽ ký một sắc lệnh hành pháp “cấm người Mỹ thực hiện các hoạt động đầu tư, thương mại và tài chính mới đến hoặc từ hai vùng lãnh thổ này.”

    Tuy nhiên, ông Putin khẳng định Nga “đã làm tất cả để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, trong đó có việc “đấu tranh để thực hiện các thỏa thuận Minsk”, song đều vô ích.

    Cùng ngày, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ quan ngại về quyết định của Nga, đồng thời kêu gọi giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine phù hợp với các thỏa thuận Minsk được Nghị quyết 2202 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủng hộ.

    Mộc Miên (Theo aljazeera.com)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-diem-dang-chu-y-trong-du-thao-hiep-uoc-quan-su-nga-donbass-a529103.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan