+Aa-
    Zalo

    Những hiện tượng hiếm nào diễn ra trùng ngày Đại cử tri Mỹ bỏ phiếu bầu Tổng thống?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đợt sao băng ấn tượng nhất năm 2020 là một trong những hiện tượng sẽ diễn ra vào đúng ngày 538 đại cử tri của Mỹ bỏ phiếu để tìm ra Tổng thống thứ 46 của Mỹ.

    Đợt sao băng ấn tượng nhất năm 2020 là một trong những hiện tượng sẽ diễn ra vào đúng ngày 538 đại cử tri của Mỹ bỏ phiếu để tìm ra Tổng thống thứ 46 của Mỹ.

    Cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống Mỹ của các đại cử tri nước này sẽ diễn ra vào ngày 14/12 tới đây. Vậy nhưng, ít ai biết rằng, đây cũng là ngày xảy ra nhiều hiện tượng thiên văn đầy thú vị và hấp dẫn.

    Đầu tiên là đợt mưa sao băng lớn nhất và sáng nhất Geminid, diễn ra từ đêm ngày 13/12 tới rạng sáng ngày 14/12. Được biết, mỗi giờ có thể có tới 150 sao băng nhiều màu bay vụt qua bầu trời. Những người ở khu vực bán cầu Bắc có thể quan sát rõ nhất, trong khi người dân ở các nước thuộc bán cầu Nam có khả năng chiêm ngưỡng một phần của cơn mưa sao băng đáng mong đợi này.

    Vài giờ sau cơn mưa sao băng Geminid, hiện tượng nhật thực toàn phần sẽ xảy ra. Nam Mỹ nhiều khả nặng là khu vực có thể quan sát rõ nhất.

    Ngoài ra, những người đam mê thiên văn học còn có thể được nhìn thấy sao chổi 3200 Phaethon lướt nhanh trên bầu trời. Ngôi sao chổi này được cho là nguyên nhân dẫn tới đợt mưa sao băng.

    Được biết, ngày 14/12 cũng là ngày nằm giữa hai đợt nhật thực lớn của châu Mỹ, vào ngày 21/8/2017 và 8/4/2024. Điều này càng khiến cho 3 sự kiện thiên văn trên trở nên đặc biệt và hiếm hơn.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump xem nhaath thực diễn ra vào hôm 21/8/2017. Ảnh: Getty Images

    Jay Pasachoff, giáo sư thiên văn học tại đại học Williams, bang Massachusetts (Mỹ) chia sẻ: “Đó cũng là ngày chúng ta nhận tin ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden chính thức được công nhận là Tổng thống Mỹ tiếp theo. Có lẽ phải tới khi diễn ra nhật thực toàn phần, chiến thắng của ông mới được xác nhận”.

    Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng từng có khoảnh khắc liên quan tới Nhật thực khiến cộng đồng mạng xôn xao. Vào ngày 21/8/2017 khi nhật thực đang diễn ra, phóng viên đã ghi lại được cảnh ông Trump nhìn thẳng vào hiện tượng thiên văn này mà không đeo kính bảo hộ.

    Tuy nhiên, theo một đoạn video được chia sẻ sau đó, ông Trump cùng gia đình và các thành viên trong nội các vẫn đeo kính đặc biệt để nhìn nhật thực. Ông Trump chỉ tháo kính ra vào phút cuối để thử nhìn bằng mắt thường.

    Về phần ông Biden, tên của ông cũng từng được dùng để đặt cho một hành tinh lùn nằm ở rìa hệ Mặt trời, có liên quan tới thiên thạch từng khiến khủng long tuyệt chủng. Sự kiện này diễn ra từ khi ông còn là Phó Tổng thống Mỹ.

    Đinh Kim (Theo Forbes)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-hien-tuong-hiem-nao-dien-ra-trung-ngay-dai-cu-tri-my-bo-phieu-bau-tong-thong-a349204.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan