+Aa-
    Zalo

    Những sự cố hy hữu trong lịch sử hàng không Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Thời gian gần đây, ngành hàng không Việt Nam liên tiếp xảy ra sự cố không chỉ uy hiếp trực tiếp đến an toàn hàng không mà còn ảnh hưởng đến uy tín ngành GTVT.

    (ĐSPL) – Thời gian gần đây, ngành hàng không Việt Nam liên tiếp xảy ra sự cố không chỉ uy hiếp trực tiếp đến an toàn hàng không mà còn ảnh hưởng đến uy tín ngành GTVT.

    Sân bay Tân Sơn Nhất “tê liệt” vì sự cố mất điện

    Những sự cố hy hữu trong lịch sử hàng không Việt Nam

    Sự cố mất điện tại sân bay Tân Sơn Nhất được cho là sự cố kỹ thuật đặc biệt nghiêm trọng.

    Sự cố hy hữu đã xảy ra tại sân bay Tân Sơn Nhất khi bất ngờ mất điện dẫn đến mất quyền điều hành bay tại Trung tâm kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh (ACC/HCM) ngày 20/11.

    Trong thời điểm xảy ra sự cố, có 54 tàu bay hoạt động trong vùng FIR HCM, sự cố kéo dài nên số tàu bay bị ảnh hưởng lên tới 92 chiếc.

    "Đây là sự cố kỹ thuật đặc biệt nghiêm trọng, lần đầu tiên xảy ra ở Việt Nam, ảnh hưởng đến tất cả các chuyến bay hoạt động trong vùng thông báo bay Hồ Chí Minh và các vùng thông báo bay lân cận, cần phải tiến hành điều tra", Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh nhấn mạnh.

    Đánh giá về sự cố trên, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhận định: “Đây là một sự cố đặc biệt nghiêm trọng chưa từng xảy ra do lỗi chủ quan của con người. Sự cố này không chỉ gây ảnh hưởng đến kinh tế của các hãng hàng không,  không chỉ uy hiếp trực tiếp đến an toàn hàng không mà còn ảnh hưởng đến cả uy tín của ngành GTVT và hình ảnh của đất nước".

    Xem video: 

    Tân Sơn Nhất mất điện, hàng loạt chuyến bay bị ngưng trệ

    "Tư lệnh" ngành GTVT kiên quyết yêu cầu các đơn vị liên quan cần chấn chỉnh công tác quản lý để không xảy ra bất cứ một trường hợp tương tự.

    Về công tác nhân sự của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Bộ GTVT cho biết sẽ thành lập hội đồng để đánh giá lại toàn bộ chất lượng nguồn nhân lực từ Chủ tịch, Tổng Giám đốc đến các nhân viên của đơn vị này. "Toàn bộ số nhân viên yếu kém của Tổng công ty Quản lý bay phải cho nghỉ việc ngay. Số có chất lượng trung bình sẽ cho đào tạo lại trong thời gian nhất định, nếu không được sẽ chấm dứt hợp đồng", Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh.

    Máy bay Vietnam Airlines suýt đâm máy bay quân sự

    Những sự cố hy hữu trong lịch sử hàng không Việt Nam
    Sự cố 2 máy bay suýt đâm nhau uy hiếp đến an toàn bay trên vùng trời Tân Sơn Nhất (Ảnh minh họa).

    Chuyến bay HVN 1376 của Vietnam Airlines (máy bay Airbus A321) cất cánh lên thì máy bay quân sự Mi 172/423 cắt ngang qua hướng cất cánh của máy bay Vietnam Airlines. Sự cố này gây uy hiếp an toàn bay trên vùng trời Tân Sơn Nhất (TP.HCM) ngày 29/10.

    Trước sự cố hy hữu và đặc biệt nghiêm trọng trên, cựu phi công Nguyễn Thành Trung - nguyên Phó tổng giám đốc hãng hàng không Vietnam Airlines, người nhiều năm là cơ trưởng Boeing 777-200 cho rằng, nguyên nhân là do hiệp đồng bay giữa người chỉ huy khu quân sự và người chỉ huy của hàng không dân dụng kíp trực đó chưa được nhịp nhàng.

    “Nếu hai máy bay đó mà đâm vào nhau thì thực sự hậu quả sẽ nghiêm trọng vô cùng. Vì vậy, khi đã để xảy ra sự cố này thì chỉ huy hai bên nên ngồi với nhau, rút kinh nghiệm làm sao để trong quá trình chỉ huy có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ về mặt thời gian, khoảng cách” – cựu phi công Nguyễn Thành Trung nêu quan điểm.

    Trao đổi với báo chí, ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, cơ quan này đã có cuộc họp với các đơn vị quân đội trong nhằm đưa ra các giải pháp để tăng cường bảo đảm an toàn bay, phối hợp điều hành giữa hàng không và quân sự.

    Những sự cố hy hữu trong lịch sử hàng không Việt Nam
    Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh (ở giữa).

    Tại cuộc họp, hai bên đã có chương trình lớn, dài hạn đến 2020 liên quan đến vùng trời, tối ưu hóa đường bay, phương thức bay cũng như phối hợp phát triển kết cấu hạ tầng.

    Ông Thanh cũng cho biết thêm, về giải pháp trước mắt, hai bên sẽ tập trung rà soát lại toàn bộ quy chế phối hợp dân dụng và quân sự liên quan đến quản lý hoạt động tại sân bay.

    Sự cố bay nhầm của Vietjet Air
    Những sự cố hy hữu trong lịch sử hàng không Việt Nam

    Vào 17h40 ngày 19/6 máy bay A320 mang số đăng ký quốc tịch VN-A692 của Vietjet Air (VJA)  thực hiện chuyến bay VJ 8575  theo chặng bay Hà Nội - Cam Ranh.

    Tuy nhiên, toàn bộ hành khách, hành lý và hàng hóa được chuyên chở trên chuyến bay VJ8575 lại có hành trình theo vé Hà Nội đi Đà Lạt.

    Ngay khi sự cố xảy ra, VJA đã liên hệ với Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đề nghị cấp phép bay bổ sung mang số hiệu VJ 8575D để vận chuyển toàn bộ hành khách, hành lý và hàng hóa của chuyến bay VJ8575 từ Cam Ranh đến Đà Lạt. Chuyến bay bổ sung mang số hiệu VJ 8575D đã hạ cánh tại Đà Lạt lúc 21h50.

    Trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam khẳng định: “Đây là sự cố trong hoạt động khai thác. Chuyện này chưa từng xảy ra với các hãng hàng không trong nước”.

    Theo ông Thanh, trong sự cố này, lỗi trực tiếp là của điều phái viên và của cơ trưởng, bên cạnh đó còn có lỗi của cơ quan giám sát.

    Liên quan đến sự việc này, Cục Hàng không Việt Nam đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một số nhân viên tổ bay và điều phái bay của Hãng hàng không VietJet Air do lỗi tác nghiệp trong sự cố đưa khách từ Hà Nội đến Đà Lạt nhưng lại hạ cánh nhầm ở sân bay Cam Ranh.

    Ngay sau đó, VietJet Air cũng tiếp tục ra các quyết định kỷ luật nghiêm khắc đối với các nhân viên liên quan trong sự cố trên.

    Vietnam Airlines hoãn chuyến vì máy bay mòn lốp

    Những sự cố hy hữu trong lịch sử hàng không Việt Nam
    Chuyến bay mang số hiệu VN7353 bị hoãn bay do mòn lốp (Ảnh minh họa)

    Ngày 6/2, hàng trăm hành khách của Vietnam Airlines đã bị chậm chuyến bay VN7353 nhiều giờ đồng hồ, nguyên nhân được đại diện Vietnam Airlines lý giải là do máy bay mòn lốp.

    Cụ thể, theo phản ánh của nhiều hành khách, chuyến bay mang số hiệu VN7353 của Vietnam Airlines từ Cam Ranh đi Phú Quốc dự kiến khởi hành trong đêm 5/2. Tuy nhiên, ngay sát giờ chuẩn bị lên máy bay thì hệ thống loa phát thanh thông báo chuyến bay bị hoãn do nguyên nhân trục trặc kỹ thuật.

    Chờ đợi quá lâu, nhiều hành khách bức xúc. Khi đó, đại diện của Vietnam Airlines mới giải thích rằng máy bay bị hỏng bánh.

    Do phải chờ máy bay từ Phú Quốc quay về nên giờ bay của chuyến VN7353 đã bị ảnh hưởng.

    Vì chưa có lốp thay thế và chưa điều động được máy bay khác thế chỗ nên hành khách đi chuyến bay VN7353 buộc phải khởi hành vào chiều ngày 6/2.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-su-co-hy-huu-trong-lich-su-hang-khong-viet-nam-a70817.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan