+Aa-
    Zalo

    Nỗi khổ của dân ở vùng nước nhiễm phèn được giải tỏa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nguồn nước ở nhiều vùng miền núi, dân tộc thiểu số bị nhiễm phèn, ô nhiễm nhưng đã được giải quyết nhờ nước sạch được cung cấp từ sự hỗ trợ của các đơn vị.

    Nguồn nước ở nhiều vùng miền núi, dân tộc thiểu số bị nhiễm phèn, ô nhiễm nhưng đã được giải quyết nhờ nước sạch được cung cấp từ sự hỗ trợ của các đơn vị.

    Nỗi khổ khi nước nhiễm phèn

    Làng Ia Bia, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, thuộc Dự án tái định canh, định cư Kênh Chông được huyện Chư Pưh triển khai từ năm 2008, với mục đích đưa 98 hộ dân tộc thiểu số Jarai từ trong rừng sâu về sinh sống.

    Sau khi chuyển về nơi ở mới, người dân làng Ia Bia phát hiện nguồn nước ở làng bị nhiễm phèn và vôi. Nguồn nước này khi dùng để nấu cơm, cơm sẽ có màu xanh dương nhạt, còn nếu dùng để tắm thì bị ngứa da và tóc bị khô.

    Nước sạch về với nhiều xã ở Bình Thuận

    Ông Rơ Mah Chik, Thôn trưởng làng Ia Bia cho biết, sau khi sử dụng nguồn nước giếng trong làng làm nước uống một thời gian, vợ chồng ông cũng như nhiều người khác trong làng đều bị sỏi thận. Hiện nay, người dân trong làng phải đi lấy nước để nấu ăn ở các làng Puối A, Puối B cách làng Ia Bia hơn 2 km, còn nước tắm người dân đành phải sử dụng nước giếng ở làng dù vẫn bị ngứa.

    Nước nhiễm phèn chính là mối quan tâm lớn nhất đối với những hộ gia đình còn đang sử dụng nước giếng làm nguồn nước sinh hoạt chính. Đó là do nước nhiễm phèn ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe người sử dụng và gây ra không ít phiền phức trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

    Nước nhiễm phèn thường thường có vị chua. Nếu nhiễm nặng sẽ có mùi tanh tanh. Sử dụng nước nhiễm phèn trong giặt giũ sẽ khiến quần áo bị ố vàng hết. Thậm trí những đồ dùng sinh hoạt thường ngày. Qua thời gian tiếp xúc với nước nhiễm phèn sẽ bị hoen ố đi.

    Nước bị nhiễm phèn không chỉ ảnh hưởng xấu đến các vật dụng sinh hoạt, gia đình. Gây trở ngại trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Nước nhiễm phèn, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt đối với các khu dân cư vẫn còn thường xuyên sử dụng nước giếng làm nguồn nước sinh hoạt. Chính và trực tiếp dùng nước giếng bị nhiễm phèn để ăn, uống. Thì nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm là rất cao.

    Nước nhiễm phèn có chứa nhiều chất mang tính kiềm, nên khi sử dụng nó để tắm rửa sẽ khiến các tế bào da bị khô, phồng và tróc. Dùng nước nhiễm phèn để ăn uống thì dễ mắc các chứng bệnh đường ruột, thậm chí là ung thư.

    Không chỉ ở Gia Lai, hàng ngàn người dân của xã Mương Mán (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) cũng gặp khó khăn trong cuộc sống vì thiếu nước sinh hoạt, hầu như nhà nào cũng đào giếng khoan. Cùng với đó là bể xi măng lớn để chứa nước mưa; xung quanh nhà chứa hàng chục thùng nước đóng chai giá rẻ, dùng để nấu nước uống và chế biến thức ăn.  Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước giếng khoan đều bị nhiễm phèn.

    Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, xã hội của địa phương, lãnh đạo xã Mương Mán cho biết, hiện nay được sự quan tâm của tỉnh, tiểu dự án cấp nước xã Mương Mán, Hàm Mỹ,  Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam đã được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 2/2017. Được biết, công trình cấp nước sinh hoạt xã Mương Mán thuộc chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả đầu ra” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ và do Chi cục phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Công trình có công suất 1.500m3/ngày đêm với chiều dài đường ống chính 60 km nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân xã Mương Mán và xã Hàm Thạnh (Hàm Thuận Nam); mức vốn đầu tư gần 55 tỷ đồng.

    Hiện Sở Giao thông Vận tải và UBND huyện Hàm Thuận Nam đã có văn bản chấp thuận cho Chi cục Phát triển nông thôn xây dựng đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tuyến ĐT 718, tuyến quốc lộ 1 - Mương Mán và tuyến quốc lộ 1 - Mỹ Thạnh (Hàm Thuận Nam). Đồng thời yêu cầu trong thời gian 3 tháng kể từ ngày nhận văn bản chấp thuận, chủ đầu tư phải hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định quản lý đầu tư xây dựng để đảm bảo dự án sớm triển khai xây dựng.

    Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả đầu ra tỉnh Bình Thuận được thực hiện từ nguồn vốn Ngân hàng thế giới theo Hiệp định ký kết số 5739-VN ngày 10/3/2016 được triển khai thực hiện tại 21 tỉnh, thành phố trong đó có tỉnh Bình Thuận.

    Hữu Bằng

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/noi-kho-cua-dan-o-vung-nuoc-nhiem-phen-duoc-giai-toa-a257573.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan