+Aa-
    Zalo

    Pháp trả 10 tỷ USD để toàn quyền kiểm soát tập đoàn điện hạt nhân lớn nhất châu Âu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chính phủ Pháp đang đề nghị trả 9,7 tỷ euro (9,85 tỷ USD) để nắm toàn quyền kiểm soát EDF, tập đoàn điện hạt nhân lớn nhất châu Âu.

    Ngày 19/7 (giờ đại phương), Bộ Tài chính Pháp cho biết chính phủ sẽ chào mua 12 euro/cổ phiếu để sở hữu nốt 16% cổ phần còn lại tại EDF. Tổng số tiền chào mua dự kiến 9,7 tỷ euro (9,85 tỷ USD).

    Cổ phiếu của EDF, đã tiếp tục giao dịch vào ngày 19/7 sau khi tạm ngừng một tuần để chờ thông tin chi tiết về kế hoạch mua lại của chính phủ, đã tăng 15% lên 11,80 euro.

    Nhà nước đã sở hữu 84% cổ phần của EDF, vốn đã bị ảnh hưởng bởi sự cố mất điện ngoài dự kiến, sự chậm trễ và chi phí vượt mức trong việc xây dựng các lò phản ứng mới và giới hạn biểu giá điện do chính phủ áp đặt để duy trì mức giá điện không tăng quá cao với các hộ gia đình.

    Cuộc xung đột tại Ukraine đã làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng tại tập đoàn này, buộc họ phải mua điện trên thị trường với giá cao và bán điện với giá rẻ hơn cho các đối thủ cạnh tranh.

    tap doan dien hat nhan chau au
    Logo công ty của Electricite de France (EDF) trên mặt tiền của trụ sở chính tại Paris (Pháp). Ảnh: Reuters 

    Pháp cho biết việc quốc hữu hóa EDF sẽ tăng cường an ninh cho nguồn dự trữ năng lượng của họ khi châu Âu đang chạy đua tìm các giải pháp thay thế cho nguồn cung cấp khí đốt của Nga.

    Giá cả tăng cao đã gây khó khăn cho các nhà cung cấp năng lượng trên khắp châu Âu. Đầu tháng này, Đức đã phải cứu trợ Uniper, nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga. 

    Pháp, vốn là quốc gia thường xuất khẩu điện vào thời điểm này trong năm, hiện đang phải nhập khẩu điện từ Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Đức và Anh. Tình trạng khan hiếm nguồn cung được dự đoán sẽ trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông sắp tới.

    Ông Ingo Speich, người đứng đầu bộ phận bền vững và quản trị doanh nghiệp tại Deka Investment, công ty có cổ phần nhỏ trong EDF, cho biết: "Quốc hữu hóa là cách duy nhất để cứu công ty và đảm bảo sản xuất điện. Đây là một bước đi cay đắng nhưng cần thiết".

    Với việc cơ quan xếp hạng S&P ước tính nợ của EDF có thể lên tới gần 100 tỷ euro trong năm nay, một trái chủ trong nhóm cho biết đề xuất mua lại là một tín hiệu đáng hoan nghênh trong sự hỗ trợ từ chính phủ.

    Tuy nhiên, trái chủ cần phải làm nhiều việc hơn nữa để ổn định bảng cân đối kế toán. 

    Đề nghị mua lại sẽ được nộp cho cơ quan quản lý thị trường chứng khoán vào đầu tháng 9. Một nguồn tin của Bộ Tài chính cho biết chính phủ Pháp đặt mục tiêu hoàn tất quá trình hủy niêm yết tập đoàn vào cuối tháng 10.

    Các nguồn tin nói với Reuters vào tuần trước, chính phủ sẽ trả gần 10 tỷ euro để mua 16% EDF mà họ chưa sở hữu, sau khi tính đến trái phiếu đang lưu hành và phí bảo hiểm cho cổ đông thiểu số.

    Minh Hạnh (Theo Reuters)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phap-tra-10-ty-usd-de-toan-quyen-kiem-soat-tap-doan-dien-hat-nhan-lon-nhat-chau-au-a545121.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan