+Aa-
    Zalo

    RIMPAC 2014: Hải quân Mỹ bái phục tên lửa chống hạm Na Uy

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Cuộc diễn tập phóng tên lửa chống hạm thế hệ 5 của Na Uy diễn ra trong khuôn khổ tập trận RIMPAC 2014 đã gây ấn tượng mạnh với các quan chức hải quân Mỹ.

    (ĐSPL) – Cuộc diễn tập phóng tên lửa chống hạm thế hệ 5 của Na Uy diễn ra trong khuôn khổ tập trận RIMPAC 2014 đã gây ấn tượng mạnh với các quan chức hải quân Mỹ.
    Ngày 22/7, trong khuôn khổ tập trận chung Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), tên lửa chống hạm thế hệ 5 do Na Uy phát triển được bắn từ tàu khu trục Hoàng gia Na Uy HNoMS Fridtjof Nansen đã đánh chìm một tàu chiến cũ, gây ấn tượng mạnh với các quan chức hải quân Mỹ.
    RIMPAC 2014: Hải quân Mỹ ấn tượng với tên lửa chống hạm của Na Uy

    Mẫu tên lửa chống hạm thế hệ 5 do Na Uy sản xuất

    Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry B Harris, trả lời phỏng vấn trong trên tạo chí phân tích quốc phòng IHS Janes cho biết: “Tên lửa có tầm bắn hết sức đáng nể. Chúng tôi rất ấn tượng”. Đô đốc Harris không loại trừ khả năng sẽ trang bị loại tên lửa chống hạm này cho một số tàu tác chiến ven bờ (LCS) của hải quân Mỹ trong tương lai.
    Tên lửa chống hạm thế hệ 5 (NSM) được đánh giá là loại tên lửa chống hạm tầm xa tiên tiến nhất thế giới. Tên lửa có thiết kế đặc biệt, mang những đặc tính khí động học độc đáo, khả năng bay bám sát địa hình, tấn công các mục tiêu trên đất, trên biển, tầm bắn xa  khoảng 200km mà vẫn giữ được độ chính xác cao. Tên lửa  có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ của đối phương và mang đầu đạn nặng 125kg.
    RIMPAC 2014: Hải quân Mỹ ấn tượng với tên lửa chống hạm của Na Uy

    Chiến hạm "về hưu" USS Odgen làm bia tập bắn cho tên lửa NSM

    NSM có tầm bắn vượt trội hơn hẳn tên lửa chống hạm Harpoon tiên tiến nhất hiện đang phục vụ trong biên chế quân đội Mỹ. “Tôi nghĩ rằng NSM có tiềm năng phục vụ trong lực lượng hải quân NATO. Chúng tôi sẽ có những bài kiểm tra riêng cho loại tên lửa này vào mùa thu năm nay trước khi đi đến quyết định cuối cùng”.
    Người phát ngôn Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ Kurt Larsen chia sẻ với IHS Janes: “Hải quân Mỹ sẽ cần thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng tầm bắn, khả năng vượt qua các hệ thống phòng thủ và sức công phá của NSM. Mặc dù chưa thực sự có nhu cầu lắp đặt vũ khí này trên các tàu LCS nhưng đây là vũ khí chống hạm tiên tiến mà hải quân Mỹ sẽ cần đến trong tương lai”.
    “Cơ hội được thử nghiệm trực tiếp NSM trên tàu tác chiến ven bờ USSCoronado vào tháng 9 tới sẽ giúp cho hải quân Mỹ có một cái nhìn chính xác hơn về tính hiệu quả của NSM trên các tàu chiến”, Đô đốc Harris nhấn mạnh.
    RIMPAC 2014: Hải quân Mỹ ấn tượng với tên lửa chống hạm của Na Uy

    Tàu chiến hoạt động ven bờ USS Coronado sẽ phóng thử nghiệm NSM trong tháng 9 tới

    LCS là mẫu các tàu chiến ven bờ phục vụ cho chiến lược quân sự của Mỹ trong tương lai. “LCS  có tốc độ cao, hoạt động trong vùng nước nông, phù hợp cho các hoạt động tác chiến ven biển trên toàn cầu”. Đô đốc Harris cũng khẳng định Mỹ sẵn sàng mua NSM, nếu Na Uy chứng minh được hiệu quả của loại tên lửa chống hạm thế hệ 5 này.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/rimpac-2014-hai-quan-my-bai-phuc-ten-lua-chong-ham-na-uy-a43885.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan