+Aa-
    Zalo

    Sợ nắng nóng mùa hè, vua chúa nhà Thanh “trốn” đi đâu?

    (ĐS&PL) - Các vị Hoàng đế vào thời nhà Thanh luôn muốn “trốn” cái thời tiết năng nóng khắc nghiệt của mùa hè. Tuy nhiên không phải ở Tử Cấm Thành mà là một Ngự Viên với quy mô rất hoành tráng.

    Trước khi sống trong Tử Cấm Thành, quý tộc nhà Thanh thường ở nơi rất lạnh giá, nên họ rất sợ thời tiết nắng nóng mùa hè. Họ cũng không bao giờ chiến đấu vào thời điểm này.

    Vì quen với khi hậu lạnh, vậy nên khi chuyển đến sống trong Tử Cấm Thành trở thành một điều vô cùng khó khăn với quý tộc nhà Thanh.

    Trong sử sách ghi lại, tháng 6 năm 1678, nắng nóng bất thường khiến cho nhiều người chết vì say nắng, họ nằm la liệt trên mặt đất.

    Vì lý do này, Hoàng đế và các quan đại thần đã họp bàn để đưa ra các giải pháp đối phó với nỗi khổ của người dân. Họ phân phát các loại thuốc chống sốc nhiệt và phát đá viên ở mọi nẻo đường.

    Mà cơ chế xây dựng Tử Cấm Thành vô cùng đặc biệt, được bao bọc chặt chẽ bởi một vòng tường thành, các tòa nhà cao lớn trong thành ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lưu thông không khí khiến khí nóng khó tản ra ngoài và khí lạnh len lỏi vào.

    so nang nong mua he vua chua nha thanh tron di dau3
    Trước khi sống trong Tử Cấm Thành, quý tộc nhà Thanh thường ở nơi rất lạnh giá, nên họ rất sợ thời tiết nắng nóng mùa hè.

    Nhìn chung lúc đó, Tử Cấm Thành rất nóng, nhiệt độ cao hơn nhiều so với những nơi khác ở Bắc Kinh, khiến cho việc sinh sống trong đó của triều đình nhà Thanh hết sức khốn khổ.

    Vào tháng 7 năm 1650, Nhiếp chính vương không chịu nổi cái nóng của Bắc Kinh nên đã đề xuất bắt chước triều đại nhà Tấn, Liêu, Nguyên xây dựng một thành phố nhỏ bên ngoài biên giới để trốn nóng vào mùa hè.

    Sau đó, Viên Minh Viên (ban đầu được gọi là Ngự Viên, là một tổ hợp các cung điện và vườn nằm cách Tử Cấm Thành 8km về phía tây bắc) được xây dựng với diện tích là 200.000m2, có hơn 150 danh lam thắng cảnh khác nhau bên trong.

    so nang nong mua he vua chua nha thanh tron di dau1
    Quy mô hoành tráng của Ngự Viên.

    Đặc biệt nơi này còn có thêm hồ nước rất lớn, có hàng cây xanh rợp bóng mát, thực sự là nơi tuyệt vời để trốn nóng vào mùa hè.

    Trong quá trình xây dựng Ngự Viên, Hoàng đế nhà Thanh không thể chờ đợi lâu nên đã chuyển đến ở trước thời hạn.

    Từ năm 1707 đến năm 1722, Hoàng đế Khang Hy đã 5 lần đến Ngự Viên. Trong chuyến viếng thăm cuối cùng của mình, còn có thêm Hoàng đế Ung Chính và Càn Long. Khí đó, 3 thế hệ Hoàng đế đã gặp nhau tại đây tạo nên một cuộc gặp gỡ lịch sử.

    Vào ngày 20 tháng 12 năm 1722, Hoàng đế Khang Hy qua đời vì bệnh tại Vườn Trường Xuân, nơi tách biệt với Ngự Viên.

    Sau Hoàng đế Khang Hy, các Hoàng đế của triều đại nhà Thanh sử dụng Ngự Viên như một khu nghỉ mát mùa hè, thường ở lại trong nửa năm, thậm chí dành thời gian ở đây lâu hơn ở trong Tử Cấm Thành.

    Hoàng đế Ung Chính đã ở trong Ngự Viên trong thời gian dài nhất là 247 ngày, nhưng lâu nhất phải kể đến Hoàng đế Đạo Quang 354 ngày.

    Sau đó, Hoàng đế Ung Chính còn cho xây dựng thêm 2 sảnh lớn để tiện cho việc triều chính tại đây.

    so nang nong mua he vua chua nha thanh tron di dau5
    Hình ảnh Ngự Viên.

    Ngự Viên trở thành nơi tổ chức các cuộc họp của triều đình và các lễ kỷ niệm lớn. Để làm cho cuộc sống của các thành viên trong hoàng gia thoải mái hơn, Ngự Viên được cho xây dựng thêm một thắng cảnh mới là Tongyuan. Tongyuan là một nơi mà có cả rạp hát và con phố mua sắm với nhiều cửa hàng. Các Hoàng đế sẽ ở lại đây ăn uống, vui chơi, gần gũi với thiên nhiên.

    Có thể nói, Ngự Viên là một công trình hết sức công phu, không chỉ là nơi để tránh nóng cho vua chúa nhà Thanh mà còn là nơi để thư giãn, tổ chức các cuộc họp quan trọng của triều đình.

    Không những thế, Hoàng đế nhà Thanh cũng cho xây dựng một khu nghỉ dưỡng khác để tránh nóng mang tên Thừa Đức.

    Khu nghỉ dưỡng Thừa Đức thuộc tỉnh Hà Bắc, cách trung tâm thủ đô Bắc Kinh 255km. Với tổng diện tích lên tới 5,6 triệu mét vuông, được chia thành 4 kiến trúc có phong cách cổ phác và điển nhã là Chính Cung, Đông Cung, Tùng Hạc Trai và Vạn Hác Tùng Phong.

    Với địa hình được bao quanh bốn bề núi non trùng điệp nên bên trong sơn trang được chia thành khu cung điện, khu núi non, khu hồ nước và khu đồng bằng với hơn 120 tòa kiến trúc đa dạng như lầu, đình, miếu, tháp, hành lang, cầu…

    Được biết, trước khi có cung điện nghỉ dưỡng Thừa Đức, đây chỉ là một mảnh đất mờ nhạt ít người biết đến. Trong một lần ngao du sơn thủy vua Khang Hy đã phát hiện địa hình đẹp cùng với khí hậu ôn hòa nên đã cho xây dựng sơn trang để tránh nóng mùa hè ở Tử Cấm Thành Bắc Kinh. Được xây dựng suốt 87 năm qua ba đời hoàng đế, nơi đây trở thành một trong những khu nghỉ dưỡng lớn nhất tại Trung Quốc.

    Phương Linh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/so-nang-nong-mua-he-vua-chua-nha-thanh-tron-di-dau-a561743.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan