+Aa-
    Zalo

    Số phận Crimea: Đã được an bài!

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo nhà phân tích Mỹ Ian Bremmer, kết quả cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo Crimea ngày 16/3 tới xem ra… đã được an bài.rn

    (ĐSPL) - Theo nhà phân tích Mỹ Ian Bremmer, kết quả cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo Crimea ngày 16/3 tới xem ra… đã được an bài.
    Đa số dân chúng Crimea sẽ bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập Liên bang Nga, căng thẳng tiếp tục leo thang và chịu thiệt thòi nhất chính là người dân Ukraine.
    Số phận Crimea: Đã được an bài!

    Lựa chọn nào dành cho dân chúng Crimea?

    Mỹ mắc một loạt sai lầm
    Nếu mục tiêu chính của Mỹ là giảm thiểu bạo lực ở Ukraine, thì Washington đã mắc phải một loạt sai lầm.
    Mỹ đã thất bại trong việc hỗ trợ kinh tế cho chính phủ Ukraine, trước khi cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh điểm. 
    Tổng thống bị lật đổ Yanukovich đã tìm cách cân bằng giữa Nga và EU, trong khi tránh để cho nền kinh tế Ukraine sụp đổ.
    EU đã gây sức  ép với Ukraine, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại không can thiệp đúng lúc. Chính phương Tây đã đẩy Tổng thống  Yanukovich ngả về phía Nga. 
    Hôm 21/2, lãnh đạo đối lập Ukraine đã ký thỏa thuận với Tổng thống Yanukovich chỉ để … phá vỡ thỏa thuận  và ông Yanukovich đã phải bỏ chạy. Mỹ đã háo hức nhảy lên chuyến tàu cùng chính phủ Kiev mới thân phương Tây.
    Đây là một sai lầm. Lẽ ra, Washington cần thúc giục các bên tôn trọng thỏa thuận vừa được ký kết. Thể hiện sự ủng hộ công khai thỏa thuận này sẽ khiến cho Moscow nhận thấy rằng Mỹ tôn trọng lợi ích của Nga. Mỹ có thể thúc giục chính phủ mới ở Ukraine tôn trọng lợi ích hợp pháp của Nga tại quốc gia này, trong đó bao gồm sự đại diện đầy đủ của dân tộc Nga trong chính phủ, tôn trọng hợp đồng thuê căn cứ quân sự tại Crimea. Washington không làm như vậy. Thay vào đó, Mỹ ra sức  hỗ trợ chính phủ mới thân phương Tây.
    Khi lực lượng thân Nga kiểm soát bán đảo Crimea, chính quyền Obama lại đưa ra một loạt những lời đe dọa trống rỗng: cảnh báo rằng Nga sẽ phải trả giá cho bất kỳ sự can thiệp quân sự nào vào Ukraine, thậm chí “phải trả giá rất đắt”.
    Những lời dọa dẫm không khả thi này chỉ càng làm suy yếu thêm uy tín của nước Mỹ trong cộng đồng quốc tế.
    Nga cũng bị thiệt hại đáng kể
    Trong khi Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội để giảm thiểu căng thẳng leo thang ở Ukraine,  thì Nga cũng bị tổn thất đáng kể liên quan đến tình hình Ukraine.
    Sau khi can thiệp vào Crimea, đồng rúp đã rơi tự do và  buộc Nga phải tăng đáng kể lãi suất. Tổn thất của một ngày trên thị trường chứng khoán Nga đã vượt qua toàn bộ chi phí khổng lồ cho Thế vận hội mùa Đông Sochi.
    Nền kinh tế Nga quá phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Năm ngoái, dầu và khí đốt chiếm hơn 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Nga.
    Bằng cách sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga, 1,5 triệu cử tri ủng hộ Nga sẽ không còn là một phần của các cử tri Ukraine.
    Điều này có nghĩa là các cuộc bầu cử sắp tới nhiều khả năng đẩy Ukraine ngả về phía phương Tây,  dẫn đến việc liên kết và cuối cùng gia nhập Liên minh Châu Âu.
    Nếu Nga đưa quân vào miền Đông Ukraine, thì nội chiến sẽ bùng nổ ở Ukraine, một thị trường tê liệt, một môi trường địa chính trị cực đoan và hậu quả là không thể lường hết được.
    Nhưng ngay cả khi Nga không tiến xa hơn, tương lai dành cho người dân Ukraine cũng không hề tốt đẹp.
    Với kịch bản tốt nhất, Ukraine nhận được tiền viện trợ nhưng người Nga sẽ không còn trợ cấp khí đốt như trước,  nền kinh tế vẫn tiếp tục sụp đổ. Tổng thống mới của Ukraine sẽ buộc phải tiếp tục quan hệ với Nga vì lý do kinh tế. Nhưng chiến lược này không đứng vững về mặt chính trị.
    Minh Đức (theo Reuters)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/so-phan-crimea-da-duoc-an-bai-a25529.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan