+Aa-
    Zalo

    Số quan chức Trung Quốc tự tử do trầm cảm tăng cao bất thường

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vài năm gần đây, tỉ lệ quan chức cấp trung và cao cấp ở Trung Quốc tử vong cao bất thường, từ năm 2009 tới 2016 có tới 243 quan chức tự tử.

    Vài năm gần đây, tỉ lệ quan chức cấp trung và cao cấp ở Trung Quốc tử vong cao bất thường, từ năm 2009 tới 2016 có tới 243 quan chức tự tử. 

    Thống kê các vụ tử tự của quan chức Trung Quốc từ năm 2009 tới 2016. Đồ họa: India Today.

    Vụ tự tử vừa qua của Chánh văn phòng đại diện Trung Quốc ở Hong Kong và Macau Trịnh Hiểu Tùng (Zheng Xiaosong) đã nối dài danh sách giới chức Trung Quốc “tự sát” hoặc “chết bất thường” trong những năm gần đây.

    Trong một báo cáo xuất bản năm 2017 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), từ năm 2009 tới 2016 có tới 243 quan chức tự tử. Trong đó cao nhất là năm 2014 với 59 trường hợp, theo Caixin.

    Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm Xã hội học Trung Quốc, trong số 100.000 người tại Trung Quốc thì có khoảng 20 người tự sát mỗi năm. Nghiên cứu cũng cho thấy, trong 100.000 quan chức Trung Quốc thì có 5 người tự sát mỗi năm.

    Còn theo India Today, nghiên cứu của CASS cho thấy một điều đáng chú ý là trong vòng 4 năm trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng chiến dịch chống tham nhũng năm 2012, số vụ tự tử là 85, trung bình 21 vụ một năm. 4 năm sau con số này tăng gần gấp đôi lên 158 vụ, tương đương 39 vụ một năm. 

    Dư luận Trung Quốc cũng đặt nhiều câu hỏi về những cái “chết bất thường này”, song nguyên nhân chủ yếu được kết luận là do trầm cảm. Bởi các trường hợp quan chức Trung Quốc thường tự sát sau khi họ nghỉ hưu hoặc đang bị điều tra. 

    Ông Trịnh Hiểu Tùng, chánh văn phòng đại diện của Trung Quốc tại Macau, nhảy lầu tự tử do "trầm cảm' hôm 20/10. Ảnh: VCG.

    "Thời buổi này việc là một quan chức Trung Quốc rất căng thẳng, mà rõ ràng là xu hướng các vụ tự tử có gia tăng", Maya Wang, nhà nghiên cứu của tổ chức Quan sát Nhân quyền có trụ sở tại Hong Kong, nhiều năm nghiên cứu cách thức chống tham nhũng của Trung Quốc, bình luận. "Nhiều người tự tử khi bị điều tra, còn một lý do nữa khiến họ đi tìm cái chết đó là cuộc điều tra sẽ dừng lại và họ có thể bảo vệ được cộng sự, gia đình và tài sản".

    Những vụ "tự tử", "chết bất thường" gây xôn xao dư luận:

    1. Vương Hiểu Minh, phó bí thư Bắc Kinh, chết vì nhảy lầu do trầm cảm ngày 21/5/2018.

    2. Thượng tướng Trương Dương, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân giải phóng, tự tử bằng cách treo cổ ngày 23/11/2017.

    3. Phó bí thư tỉnh Quảng Đông Lưu Hiểu Hoa, chết vì tự tử ngày 12/6/2016.

    4. Trần Ứng Xuân, Phó thị trưởng Thâm Quyến, ngã lầu chết hôm 22/3/2016.

    5. Tiêu Văn Tôn, Thị trưởng kiêm Phó bí thư thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, chết đuối hôm 4/11/2015.

    6. Trương Bành Tuệ, Chủ tịch hội đồng nhân dân Hohhot, thủ phủ khu tự trị Nội Mông Cổ, tự tử trong văn phòng ngày 8/9/2015.

    7. Khổng Thùy Trụ, Phó chủ tịch ủy ban thường vụ tỉnh ủy Vân Nam, chết không rõ nguyên nhân vào tháng 3/2014, một số báo ban đầu đưa tin ông này chết vì tự tử sau khi biết tin dương tính với HIV.

    NGUYỄN QUỲNH (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/so-quan-chuc-trung-quoc-tu-tu-do-tram-cam-tang-cao-bat-thuong-a248902.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan