+Aa-
    Zalo

    Sự nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến, tuy nhiên việc chủ quan trong điều trị bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng

    Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến, tuy nhiên việc chủ quan trong điều trị bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn tới ung thư dạ dày

    Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

    Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn viêm loét dạ dày là vết loét mở phát triển ở lớp lót bên trong dạ dày và phần trên của ruột non. Nguyên nhân phổ biến thường là do nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) hoặc sử dụng các loại thuốc chống viêm không Steroid lâu dài. Ngoài ra căng thẳng hoặc thói quen ăn cay cũng có thể gây loét dạ dày tá tràng.

    Một số dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày thường bao gồm: đau dạ dày; chướng bụng đầy hơi hoặc ợ hơi, ợ nóng; không dung nạp thức ăn béo; buồn nôn hoặc nôn

    Các dấu hiệu viêm loét dạ dày ít khi gặp nhưng nghiêm trọng bao gồm: Nôn ra máu; nôn ra thức ăn sau khi ăn nhiều giờ trước hoặc vài ngày trước; khó nuốt; phân màu đen hoặc giống như hắc ín; đau dữ dội ở vùng bụng một cách đột ngột; cơn đau đớn lan ra sau lưng; cơn đau không được cải thiện ngay cả khi uống thuốc giảm đau; giảm cân ngoài ý muốn; có dấu hiệu thiếu máu

    Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

    Viêm loét dạ dày có thể khó chịu nhưng hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có thể biến chứng và làm tăng khả năng bị ung thư dạ dày. Ngoài ra theo bác sĩ bệnh chuyên khoa, nếu không được điều trị kịp thời, viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến các biến chứng như:

    Thủng dạ dày là tình trạng thủng một lỗ trên thành dạ dày, ruột non. Thủng dạ dày là một tình trạng rất nghiêm trọng nếu không được điều trị có thể khiến axit tiêu hóa lan ra khoang bụng dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng.

    Xuất huyết nội là tình trạng chảy máu bên trong cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng và khiến bệnh nhân ngất xỉu. Dấu hiệu nhận biết xuất huyết nội thường là nôn ra máu hoặc dịch đen, đại tiện ra máu hoặc phân có màu hắc ín, tanh, hôi.

    Tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa khiến thức ăn bị ngăn cản không thể di chuyển từ dạ dày đến tá tràng. Tình trạng này thường dẫn đến đầy hơi, nôn mửa hoặc giảm cân mà không rõ lý do.

    Hình thành sẹo trên niêm mạc dạ dày dẫn đến hẹp môn vị dạ dày, tồn đọng thức ăn, dịch vị gây ra các cơn đau dữ dội và mệt mỏi kéo dài.

    Ung thư dạ dày, mặc dù tỷ lệ không cao nhưng viêm loét dạ dày không được điều trị có thể dẫn đến ung thư và gây tử vong.

    Một số phương pháp phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày

    Không lạm dụng thuốc giảm đau: Một số người mắc các bệnh lý đau mãn tính như viêm khớp thường có xu hướng sử dụng các loại thuốc chống viêm không kê đơn thường xuyên để giảm đau và sưng. Những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và dẫn đến tình trạng viêm loét. Các loại thuốc dễ dẫn đến viêm loét dạ dày bao gồm: Aspirin, Ibuprofen, Natri Naproxen

    Không hút thuốc là và hạn chế rượu bia: Thói quen hút thuốc lá và uống rượu làm hỏng lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày khỏi axit và làm tăng nồng độ axit dẫn đến viêm loét và đau dạ dày. Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, cũng đưa ra lời khuyên ngưng sử dụng rượu và hút thuốc lá để bảo vệ dạ dày và cải thiện tình trạng viêm loét. Nếu gặp khó khăn trong việc cai thuốc lá và rượu, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn các biện pháp hiệu quả.

    Tránh căng thẳng: Căng thẳng, stress, áp lực có thể gây đau và tăng khả năng viêm loét dạ dày. Do đó, tìm hiểu các nguyên nhân gây căng thẳng và cố gắng tránh khỏi các áp lực trong cuộc sống. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc để tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa viêm dạ dày.

    Bổ sung men vi sinh: Trong dạ dày có hàng triệu vi khuẩn, bao gồm vi khuẩn tốt và xấu. Tăng số lượng vi khuẩn tốt có thể ức chế hoặc hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn xấu, gây hại như vi khuẩn Hp. Bổ sung một số chế phẩm sinh học hoặc các loại men vi sinh có thể hỗ trợ cải thiện các chức năng dạ dày. Một số thực phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày bao gồm: Thực phẩm chứa vi sinh vật tự nhiên như sữa chua hoặc pho mát lâu năm; dưa cải muối; kim chi; đậu nành lên men

    Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp chiếm khoảng 60% các trường hợp viêm loét và đau dạ dày. Có khoảng 2/3 dân số thế giới nhiễm vi khuẩn Hp mà không biết cách để phòng ngừa. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như: Rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng để hạn chế tình trạng lây lan vi khuẩn Hp; Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nếu không có xà phòng diệt khuẩn, hãy sử dụng chất khử trùng chứa cồn để vệ sinh tay; Ăn chín, uống sôi không sử dụng thức ăn tái hoặc còn sống.

    Huyền Ly

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-nguy-hiem-cua-benh-viem-loet-da-day-a335418.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.