+Aa-
    Zalo

    Tại sao Từ Hy Thái hậu lại xem Trân phi như cái gai trong mắt?

    (ĐS&PL) - Nhắc tới Trân phi, người đời thường nhớ đến vị phi tần được Hoàng đế Quang Tự hết lòng sủng ái, nhưng lại có một cuộc đời thương tâm khi bị Từ Hy Thái hậu ghét cay ghét đắng.

    Tha Tha Lạp thị là người Mãn Châu, xuất thân trong một gia đình danh giá, từ nhỏ đã hiểu biết lịch sử. Năm 1888, bà và chị gái cùng được tuyển vào cung, chị được phong là Cấn tần, sau là Cấn phi, còn Tha Tha La Thị được phong là Trân tần.

    tran phi bi tu hi thai hau nem xuong gieng mieng gieng rat nho lam the nao tran phi co the bi nem xuong 0
    Trân Phi vốn xuất thân từ gia tộc Tha Tha Lạp Thị rất có thế lực. Bà là tiểu thư danh gia vọng tộc cũng là con gái út trong gia đình và được chiều chuộng từ nhỏ. 

    Hai chị em Trân tần là do Tây thái hậu (Từ Hy thái hậu) tuyển chọn. Lúc mới vào cung, Tây thái hậu đối đãi với hai chị em không tệ, biết Trân tần thích vẽ tranh, Tây thái hậu còn mời thầy trong cung dạy thư pháp và quốc họa cho Trân tần, vì vậy khả năng hội họa của bà có cơ hội được phát triển hơn.

    Do từ nhỏ sinh sống ở Quảng Châu, tiếp xúc với người nước ngoài nhiều nên tính cách của Trân tần rất hoạt bát và lanh lợi, thích tìm hiểu những cái mới liên quan đến phương Tây. Cũng nhờ tính cách đặc biệt này mà sau khi vào cung, Trân tần rất được Vua Quang Tự yêu thương. Sau bà được phong thẳng lên làm Trân Phi.

    Trân phi từng thầm hỏi vua Quang Tự: "Hoàng thượng sủng ái thần thiếp đến vậy, không sợ người khác sẽ ghen ghét với thần thiếp hay sao?".

    "Ta là Hoàng đế, người khác sao dám ý kiến gì?", Vua Quang Tự cho rằng bản thân đường đường là một Thiên tử, người khác sẽ không dám phản đối hoặc thể hiện bất cứ sự bất mãn nào.

    Tuy nhiên vì tính cách phóng khoáng, ghét lễ nghi ràng buộc lại hay được Vua Quang Tự đưa đến thư phòng bàn chuyện triều chính nên bà không được lòng Từ Hy Thái hậu.

    tran phi bi tu hi thai hau nem xuong gieng mieng gieng rat nho lam the nao tran phi co the bi nem xuong9

    Nhờ vào dung mạo, trí tuệ và tài thư họa, Trân Phi đã được vua Quang Tự hết mực yêu quý, sủng ái.

    Đến năm Quang Tự thứ 10, với lý do không nghe lời, phạm vào tội không tôn trọng gia quy, phép tắc trong cung nên Trân Phi bị giáng xuống hàng Qúy nhân.

    Vì chuyện của Trân Phi, vua Quang Tự đã quỳ gối hơn hai tiếng để cầu xin cho ái phi của mình, nhưng Từ Hy một mực không để tâm đến.

    Theo ghi chép lịch sử, khi ấy, trước ngày bị giáng xuống hàng Quý nhân, Trân Phi thậm chí đã bị lột hết quần áo và bị phạt đánh bằng trượng (gậy dài bằng gỗ, thời xưa được dùng để đánh người bị xử phạt). Một năm sau, bà mới được phục chức phi.

    Năm 1898, Trân phi ủng hộ phái duy tân, nhằm thúc đẩy vua Quang Tự cải cách chính trị. Tây thái hậu càng ghét bà hơn, sau đó Tây thái hậu đã phát động chính biến, một lần nữa buông rèm nhiếp chính, bắt giết duy tân đảng, giam cầm vua Quang Tự và nhốt Trân phi vào lãnh cung.

    Năm 1900, Liên minh 8 nước đánh vào Bắc Kinh, trong lúc Tây thái hậu và Quang Tự hoàng đế chuẩn bị chạy trốn về phía tây đã hỏi Trân phi có đi cùng không nhưng Trân phi đã từ chối và nói rằng: “Quốc nạn đương đầu, thần không đi, hoàng thượng cũng không nên rời khỏi Bắc Kinh”.

    Nghe vậy, Tây thái hậu tỏ ra vô cùng tức giận đáp: “Nhà người chết đến nơi rồi mà còn nói những lời lẽ đó”. Nói xong, Tây thái hậu ra lệnh cho thái giám Lý Liên Anh đẩy Trân phi xuống giếng mặc cho Quang Tự hoàng đế có quỳ xuống van xin thế nào đi chăng nữa.

    tran phi bi tu hi thai hau nem xuong gieng mieng gieng rat nho lam the nao tran phi co the bi nem xuong 2
    Trân Phi bị Từ Hy Thái hậu sai người đẩy xuống giếng.

    Năm 1902, Tây thái hậu và hoàng đế Quang Tự trở về Bắc Kinh, để xóa tội giết chết Trân phi, Tây thái hậu nói rằng Trân phi vì không muốn bị người nước ngoài làm nhục nên đã nhảy xuống giếng tự vẫn, sau đó phục danh cho Trân phi làm Hoàng quý phí và sai người an táng bà tại cổng Tây Trực, thôn Ngoại Điền.

    Sau khi Trân phi qua đời, vua Quang Tự đã đến khu vực cung điện ở phía Đông Bắc – nơi Trân phi khi sống từng ở, nơi đây vẫn treo tấm màn đã cũ theo thời gian mà Trân phi từng dùng. Ông cứ đứng đó, đứng rất lâu, đối diện với tấm màn cũ, nhìn vật nhớ người mà hoài niệm.

    Nỗi niềm, tình cảm của Quang Tự đối với Trân phi được ông gìn giữ cho đến thời khắc ông chỉ còn chút hơi thở cuối cùng. Ngoài Trân phi, vua Quang Tự không yêu một ai khác. Có thể coi đây là một dạng tình cảm "yêu đến tận cùng", "chung thủy một lòng" của vị hoàng đế si tình.

    Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì có lẽ, chính sự sủng ái quá mức của Quang Tự đối với Trân phi cũng là một trong những nguyên nhân gây nên cái chết của bà. Việc Quang Tự lạnh lùng với hoàng hậu Long Dụ - thê tử mà đích thân Từ Hy chọn cho ông, đã ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của thái hậu trong mắt thiên hạ.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-sao-tu-hy-thai-hau-lai-xem-tran-phi-nhu-cai-gai-trong-mat-a574488.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan