+Aa-
    Zalo

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 8/5/2020: Cho quá nhiều đường vào đồ uống, 2 em bị anh bắn chết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tin tức đời sống mới nhất ngày 8/5/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 8/5/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 8/5/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 8/5/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Cho quá nhiều đường vào đồ uống, 2 em bị anh bắn chết

    Cốc nước bị cho quá nhiều đường - Ảnh: Minh họa

    Theo Samaa, vụ việc gây sốc đã xảy ra trong địa hạt quản lý của cảnh sát Mithra, thành phố Peshawar, phía Tây Bắc Pakistan. Hiện cơ quan này đang tiến hành điều tra vụ việc.

    Cảnh sát cho biết, người đàn ông gây ra vụ việc đáng tiếc tên là Ishaq, đã bỏ trốn sau khi bắn chết em gái và em trai của mình. Cảnh sát Mithra cũng đã thành lập đội đặc nhiệm và bắt giữ anh này không lâu sau đó.

    Trước khi xảy ra thảm kịch, Ishaq đã cãi vã với hai em của mình về một cốc sherbet, một loại nước quả trong bữa ifta, bị thêm quá nhiều đường. Quá tức giận, anh này đã bắn chết các em mình.

    Từ 24/4, những người Hồi giáo tại Pakistan và trên khắp thế giới đã bước vào tháng lễ linh thiêng Ramadan. Trong tháng lễ Ramadan, người Hồi giáo sẽ thức dậy từ sớm để ăn một bữa trước bình minh gọi là bữa suhoor, và sau khi mặt trời lặn, họ sẽ ăn bữa tối iftar. Nước quả sherbet là một đồ uống khá phổ biến trong bữa iftar của người Pakistan.

    Bất ngờ khi cha của nghi phạm và cũng là cha của các nạn nhân sau đó nói với cảnh sát rằng vụ việc chỉ là một vụ tai nạn.

    Bất ngờ phát hiện bé gái 10 tuổi có tới 3 quả thận

    Bệnh nhi H.A.N. tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ - Ảnh: BVCC

    ThS.BS Tuấn Anh, Phó khoa Ngoại Thận - Tiết niệu cho biết bệnh nhi là H.A.N., 10 tuổi, ở Yên Lập, Phú Thọ, nhập viện trong tình trạng nhiễm khuẩn, đau lưng (ức nước).

    Kết quả chụp cắt lớp vi tính đa dãy có dựng hình cho thấy hình ảnh niệu quản đôi, ứ nước thận phụ. Nội soi bàng quang hình ảnh niệu quản lạc chỗ dưới cổ bàng quang, có 2 ống niệu quản bên trái, đặc biệt có 3 quả thận.

    Ê-kíp bác sĩ đã sử dụng phương pháp phẫu thuật xén nhỏ bớt niệu quản và cắm niệu quản vào bàng quang theo phương pháp Lich-Gregoir. Đây là kỹ thuật cắm niệu quản ngoài bàng quang làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và xì dò nước tiểu.

    Sau một tuần phẫu thuật và điều trị, bệnh nhi đã được xuất viện và tái khám sau một tháng, thận phụ hết giãn, các chỉ số xét nghiệm ổn định.

    BS.Tuấn Anh cho biết, niệu quản lạc chỗ là bệnh bẩm sinh khá hiếm gặp, tỷ lệ 1/2000, thường gặp ở trẻ nữ nhiều hơn, chủ yếu xuất phát từ cực trên thận đôi. Ở trẻ nam niệu quản thường lạc chỗ vào niệu đạo, tuyến tiền liệt, túi tinh hoặc ống dẫn tinh. Ở trẻ nữ niệu quản lạc chỗ vào niệu đạo dưới cổ bàng quang, tiền đình, âm đạo hoặc tử cung.

    Bệnh gây rò rỉ nước tiểu liên tục, viêm loét, nhiễm trùng cơ quan sinh dục, nhiễm trùng niệu quản kéo dài, nhiễm trùng ngược dòng, ứ mủ thận và hỏng thận phụ.

    Nếu không được điều trị, niệu quản lạc chỗ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới chức năng thận nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh bị niệu quản lạc chỗ cần được đưa đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp can thiệp kịp thời.

    Kỹ thuật Lich-Gregoir, cắm niệu quản ngoài bàng quang là kỹ thuật có ưu điểm bởi vì lỗ mở bàng quang nhỏ hơn làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và xì dò nước tiểu.

    Ngoài ra, trong kỹ thuật này chiều dài niệu quản ngắn nên cũng tránh được biến chứng thiếu máu nuôi niệu quản. Ưu điểm của kỹ thuật này là rút ngắn thời gian phẫu thuật, ít có biến chứng hẹp niệu quản.

    Lừa gạt, tặng rác cho phụ nữ chuyển giới, nam vlogger hứng chịu 'gạch đá'

    Nam vlogger và những hộp mì lừa đảo.

    Vào ngày 2/5, trang cá nhân của Ferdian Paleka đã đăng tải đoạn video ghi lại cảnh anh và 2 người bạn phác cùng đi phát thức ăn từ thiện cho 4 người phụ nữ chuyển giới.

    Tuy nhiên, những hộp mì ăn liền do nam vlogger đem đi tặng chỉ là để đánh lừa vẻ bề ngoài. Bên trong hộp đựng là rác và những viên gạch được nhét vào.

    “Chúng tôi sẽ phân phát những túi thực phẩm chứa đồ bỏ đi này cho những người phụ nữ chuyển giới gặp trên phố. Nếu không thấy ai, điều đó có nghĩa là thành phố của chúng ta đã an toàn khỏi những kẻ như vậy”, Paleka nói trong video.

    Ngay lập tức đoạn video của nam YouTuber đã khiến cộng đồng mạng vô cùng phẫn nộ. Những người ủng hộ cộng đồng LGBT kêu gọi report (báo cáo sai phạm) video, đồng thời tẩy chay Paleka.

    “Paleka đăng tải đoạn clip chỉ để câu kéo sự chú ý, nổi tiếng bằng cách hạ nhục người khác”, Lini Zurlia, một nhà hoạt động vì bình đẳng giới, chia sẻ trên mạng Twitter.

    Chỉ sau 15 tiếng đăng tải, video của Paleka nhận hơn 27.000 lượt dislike (không thích) và bị YouTube gỡ xuống vào ngày 4/5.

    Song nam vlogger không mấy bận tâm về hành động của mình.Trái lại, Paleka càng khiến người theo dõi bức xúc hơn khi đăng tải story giả vờ xin lỗi.

    “Tôi muốn xin lỗi vì những gì mà tôi không gây ra”, Paleka nói.

    Thâm chí, vào tối 3/5, những người giận dữ còn kéo đến nhà của nam vlogger. Tuy nhiên, anh ta vắng mặt khi đó.

    Bốn người phụ nữ chuyển giới xuất hiện trong video, bao gồm Sani (40 tuổi), Dini (50 tuổi), Luna (25 tuổi), Pipiw (30 tuổi) đã nộp đơn tường trình lên cảnh sát địa phương, cùng với hàng chục thành viên khác của nhóm những người chuyển giới tại Bandung.

    “Bọn tôi nghĩ rằng anh ta gửi tặng mỳ gói, nhưng bên trong toàn rác rưởi. Việc làm này khiến chúng tôi thấy tổn thương. Tôi chỉ dám rời khỏi nhà trong thời gian ngắn.

    Cả đất nước đang phong tỏa, tôi hiểu điều đó nhưng nếu không ra ngoài, tôi sẽ không có gì bỏ vào bụng. Tôi đã mừng khi được giúp đỡ nhưng rồi bị xúc phạm”, một trong bốn người trả lời truyền thông địa phương.

    Cảnh sát thành phố Bangdung cho biết, đã nhận được báo cáo của nhóm và sẽ xử lý nghiêm trường hợp này.

    Cũng như nhiều lao động nghèo khác, cộng đồng người chuyển giới tại Indonesia cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Hầu hết phụ nữ chuyển giới làm việc thời vụ, không được bảo vệ quyền lợi tại các thẩm mỹ viện, quán bar hay hành nghề mại dâm.

    Bên cạnh đó, họ cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí hay làm việc có hợp đồng đàng hoàng. Nguyên là bởi những người phụ nữ chuyển giới thường bị gia đình chối bỏ, đuổi ra khỏi nhà và thiếu giấy tờ tùy thân cần thiết.

    Quỳnh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-doi-song-moi-nhat-ngay-852020-cho-qua-nhieu-duong-vao-do-uong-2-em-bi-anh-ban-chet-a322470.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan