+Aa-
    Zalo

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 12/1: Dàn chiến hạm Nga tới Syria

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 12/1: Dàn chiến hạm Nga tới Syria; Nga oanh kích dữ dội phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ;...

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 12/1: Dàn chiến hạm Nga tới Syria; Nga oanh kích dữ dội phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ;...

    Dàn chiến hạm Nga tới Syria

    Dàn tàu chiến Nga ngoài cảng biển Syria. Ảnh minh họa

    Một loạt tàu chiến của Hạm đội Baltic thuộc hải quân Nga đã cập cảng Tartus của Syria sau hành trình dài đi biển hôm 9/1.

    Theo tuyên bố trên trang web chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, “một nhóm tàu chiến của Hạm đội Baltic bao gồm tàu hộ tống Stoicki, tàu chở dầu tầm trung Kola và tàu kéo hải quân Yakov Grybelsky đã tiến vào cảng Tartus sau chuyến đi dài ngày”.

    Cũng theo tuyên bố, các thủy thủ sẽ tiến hành kiểm tra và tiếp liệu, đồng thời chất hàng hóa, nước uống và thực phẩm từ cảng Tartus lên tàu.

    Tuyên bố còn nhấn mạnh, “các tàu hộ tống Stoicki và các tàu hỗ trợ sẽ tiến hành huấn luyện sau khi nhóm chiến hạm của Hạm đội Baltic kết thúc sứ mệnh theo lịch trình đi biển dài ngày”.

    Trước đó, đoàn tàu chiến của Hạm độ Baltic đã rời khỏi quân cảng ở Baltiysk vào ngày 16/12 và 29/12/2020 để di chuyển qua eo biển Gibraltar sau đó tiến vào Địa Trung Hải.

    Sứ mệnh đi biển dài ngày lần này là nhằm đảm bảo sự hiện diện của hải quân và quân đội Nga trên nhiều khu vực gồm Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương.

    Nga oanh kích dữ dội phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ

    Theo Al Masdar News, Không quân Nga đã tiến hành đợt oanh kích dữ dội nhằm vào các căn cứ của nhóm phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ ở tỉnh Latakia và Aleppo (Syria) cuối tuần trước.
    Cuộc không kích của Nga bắt đầu vào sáng 9/11. Các chiến đấu cơ nước này cất cánh từ căn cứ không quân Hmeimim gần thành phố Jableh và bay tới thị trấn Kabani, phía đông bắc Latakia, dội "bão lửa" xuống căn cứ của nhóm thánh chiến trong khu vực.

    Được biết, Kabani, thị trấn nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực Jabal Al-Akrad của Latakia, đã trở thành "thành trì" của lực lượng Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP) và đồng minh của chúng ở vùng núi gần ranh giới hành chính với tỉnh Idlib.

    Sau cuộc tấn công nhằm vào nhóm phiến quân ở Kabani, Không quân Nga sử dụng máy bay không người lái để thực hiện cuộc tấn công ác liệt nhằm vào các tàu chở dầu của nhóm chiến binh được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở tỉnh Aleppo.

    "Cuộc tấn công được cho là nhắm vào các tàu chở dầu bên trong thị trấn Tarheen, gần thị trấn trọng yếu Al-Bab ở vùng nông thôn phía đông bắc tỉnh Aleppo", AMN đưa tin.

    Lần đầu công bố bí mật về chuyến thăm Syria của ông Putin

    Tổng thống Nga Putin đàm phán với người đồng cấp Bashar Al-Assad. Ảnh: Getty Images

    Vào ngày 7/1/2020, Tổng thống Putin đã có chuyến công du tới Thủ đô Damascus của Syria, trong đó có chuyến thăm đến bộ chỉ huy của lực lượng Nga tại nước này. Nhà lãnh đạo Nga cũng có cuộc đàm phán với người đồng cấp Bashar Al-Assad, thăm Nhà thờ Mariamite ở Damascus và Nhà thờ Hồi giáo Umayyad.

    Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm căng thẳng trong khu vực gia tăng khi đồng minh quân sự của Tổng thống Assad là Iran cho biết sẽ trả đũa Mỹ vì vụ ám sát tướng Qassem Soleimani trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

    Đồng minh của Mỹ là Israel - đã thực hiện hàng trăm cuộc không kích nhằm vào các lực lượng Iran và do Iran hậu thuẫn ở Syria - cũng đang trong tình trạng cảnh giác cao độ trước bất kỳ sự trả đũa nào xuất phát từ Syria và Lebanon.

    Nhận định với Reuters, chuyên gia David Lesch cho biết: “Tôi nghĩ ông Putin ở đó để củng cố vị thế của Nga ở Syria và với cá nhân Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đặc biệt là khi vị thế của Iran đã bị suy yếu dần dần kể từ sau cái chết của tướng Soleimani”.

    Chuyến đi trước đây của ông Putin tới Syria là vào năm 2017, khi ông đến thăm căn cứ không quân Hmeymim của Nga.

    Theo truyền thông Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng khi đưa ra các quyết định liên quan đến Syria, ưu tiên của ông là phục vụ lợi ích của Nga.

    "Khi đưa ra quyết định về đường đua Syria, tôi tính toán chủ yếu từ lợi ích của nhà nước Nga, chứ không phải từ cảm xúc hay thù hận", ông nêu rõ.

    Trong bộ phim tài liệu, ông Putin chỉ ra rằng mối đe dọa khủng bố từ các khu vực do "các băng nhóm chuyên nghiệp" kiểm soát ở Syria vẫn tiếp diễn, ngay cả sau khi đã đánh bại chúng.

    Nhắc lại về quyết định can thiệp quân sự vào Syria, Tổng thống Nga bày tỏ: “Vào thời điểm đó, chúng tôi cảm thấy rằng mối đe dọa khủng bố từ các vùng đất của Syria đang gia tăng, các băng nhóm nắm quyền kiểm soát hầu hết các vùng đất của Syria và củng cố sức mạnh trong nước”.

    Vào tháng 9/2015, Nga bắt đầu can thiệp trên không vào Syria, sau khi Tổng thống Syria Bashar Al-Assad yêu cầu Moscow hỗ trợ quân sự chống lại phe đối lập.

    Hoa Vũ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-121-dan-chien-ham-nga-toi-syria-a352382.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan