+Aa-
    Zalo

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 28/1: Trực thăng Nga thoát khỏi tên lửa phiến quân trong gang tấc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 28/1: Trực thăng Nga thoát khỏi tên lửa phiến quân trong gang tấc; Quân đội Syria đụng độ ác liệt với lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ;...

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 28/1: Trực thăng Nga thoát khỏi tên lửa phiến quân trong gang tấc; Quân đội Syria đụng độ ác liệt với lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ;...

    Trực thăng Nga thoát khỏi tên lửa phiến quân trong gang tấc

    Trực thăng Nga thoát khỏi tên lửa phòng không của phiến quân trong gang tấc. Ảnh: Reporter

    Để chống lại tên lửa vác vai (MANPADS), tên lửa phòng không (SAM), trực thăng Nga được trang bị các trạm chế áp quang - điện tử thuộc họ L-370 Vitebsk (định danh xuất khẩu là President-S).

    Các hệ thống phòng vệ chủ động dạng "mềm" này đã chứng minh độ tin cậy của chúng trong chiến dịch quân sự của Nga ở Syria, nhiều lần bảo vệ an toàn cho các máy bay thuộc Lực lượng hàng không vũ trụ Nga.

    Vụ việc mới đây tại tỉnh Hama và được các nguồn tin của cả hai bên xung đột khẳng định lại một lần nữa, độ tin cậy của khí tài tác chiến điện tử do Nga chế tạo.

    Theo đó, một máy bay trực thăng tấn công kiêm vận tải quân sự Mi-8AMTSh (Mi-171Sh) của không quân Nga đang cung cấp viện trợ nhân đạo tại khu vực nói trên của Syria đã gặp hiểm nguy.

    Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chiếc máy bay lên thẳng nói trên đã bị các tay súng thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo - IS tấn công bằng tên lửa phòng không vác vai (MANPADS).

    Hệ thống Vitebsk đã phát hiện vụ phóng tên lửa của đối phương và tự động kích hoạt bằng cách sử dụng phức hợp gây nhiễu thụ động lẫn bảo vệ chủ động (nhiễu vô tuyến) và chế áp quang điện tử. Điều này dẫn đến việc đầu đạn của tên lửa bay chệch mục tiêu.

    Theo nhận định từ giới chuyên môn, trong trường hợp không có hệ thống chế áp điện tử L-370 Vitebsk thì xác suất MANPADS bắn trúng trực thăng Nga trong trường hợp này là gần như 100%.

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất, thành phần cơ bản Vitebsk là trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP có mã hiệu L-370-3S. Trạm này có tốc độ cao hơn loại analog ở các tổ hợp khác như Sorbtsiya của Su-27, Gerdeniya của MiG-29.

    Vitebsk không chỉ đánh giá phát xạ của radar đối phương, mà đồng thời chế áp tín hiệu trong dải tần rộng hơn. Ngoài TsSAP, tổ hợp còn gồm hệ thống bảo vệ chống tên lửa lắp đầu tự dẫn tìm nhiệt (TGSN). Hệ thống này dùng đèn laser làm mù tên lửa của địch.

    Hiện nay, những thành phần riêng biệt của Vitebsk đã được lắp cho trực thăng tấn công Ka-52 với mã hiệu L-370P-2, cho máy bay vận tải Mi-8MT với mã hiệu L-370E-8, lắp cho Su-25 và trực thăng Mi-26.

    Trên thực tế, trực thăng không thích hợp với trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP, do đó các máy bay lên thẳng chỉ được bảo vệ chống tên lửa có đầu tự dẫn tìm nhiệt, còn thay cho đèn pha laser chỉ dùng đèn pha ánh sáng thường.

    Cuối cùng, tổ hợp Vitebsk cũng được nghiên cứu chế tạo cả cho máy bay vận tải Il–476. Nhưng đến nay nhà sản xuấtvà lực lượng không quân chưa thống nhất được về khối lượng, kích thước bao hình và nơi lắp đặt tổ hợp trên khoang Il–476.

    Ngoài ra trong sự việc nói trên, có nhận định cho rằng chiếc trực thăng Mi-8 đã gặp may vì tên lửa được phiến quân sử dụng chỉ là Igla hay FN-6 trang bị đầu dò hồng ngoại đơn kênh.

    Nếu gặp phải loại Yerli (Karaok) do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất có thêm kênh tử ngoại thì hệ thống L-370 Vitebsk hoàn toàn vô tác dụng, điều này đã được chứng minh bằng việc một chiếc Su-25SM3 bị bắn rơi ở Idlib.

    Quân đội Syria đụng độ ác liệt với lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ

    Lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ đụng độ ác liệt với quân đội Syria. Ảnh minh họa

    Các vụ đụng độ quy mô lớn đã bùng nổ giữa quân đội Syria và các lực lượng được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở tỉnh Idlib hôm 26/1. Giao tranh giữa hai bên kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

    Nguồn tin từ tỉnh Hama cho hay, quân chính phủ Syria đã xung đột với lực lượng Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NLF) được Thổ Nhĩ Kỳ chống lưng tại khu vực gần thị trấn Al-Fateera và Al-Bara’a cùng với Kafr Nabl ở tỉnh Idlib.

    Giao tranh không gây ra thương vong lớn cho 2 bên, nhưng buộc 2 lực lượng di chuyển quân tới khu vực quanh vùng Jabal Al-Zawiya thuộc phía nam tỉnh Idlib.

    Kể từ đầu năm nay, mặt trận Jabal Al-Zawiya chứng kiến tình trạng căng thẳng gia tăng giữa quân đội Syria với các nhóm phiến quân được Ankara hậu thuẫn, khiến tình hình khu vực trở nên bất ổn.

    Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tiếp tục tiến hành tuần tra dọc đường cao tốc M-4 hay còn gọi là cao tốc Latakia – Aleppo, các vụ đụng độ bắn pháo quy mô lớn vẫn xảy ra giữa các bên có mâu thuẫn trong vùng.

    Không quân Libya khoe cường kích Su-24M mới cứng

    Cường kích SU-24M của Nga. Ảnh minh họa

    Sau khi có những tuyên bố về việc Quân đội Quốc gia Libya (LNA) được phía Nga chuyển giao cho số lượng các tiêm kích MiG-29 và cường kích Su-24M. Vừa qua, phía Không quân Lybia đã cho đăng tải video về một trong những chiếc Su-24M mới đang thực hiện một nhiệm vụ chiến đấu.

    Các cường kích bom Su-24M và tiêm kích MiG-29 được chuyển giao cho Không quân chính phủ Libya thông qua căn cứ Không quân Nga đòn trên lãnh thổ Lybia. Người ta cho rằng, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Ai Cập hậu thuẫn chính phủ Libya là người đã chi trả cho hợp đồng này.

    Hiện nay LNA đang có chiến sự với lực lượng nổi dậy đối lập Chính phủ Hiệp ước Quốc gia Lybia (GNA) vốn có khuynh hướng hồi giáo mạnh mẽ và được hỗ trợ bởi Thổi Nhĩ Kỳ.

    Trong khi GNA với nhiều thành phần tham gia là thành viên của các tổ chức có liên kết khủng bố Al-Qaeda do Thổ Nhĩ Kỳ tài trợ, vốn trước đây có các hoạt động tại Syria. Thì LNA lại được sự hậu thuẫn tới từ Nga, với việc hiện nay phi công Nga đang trực tiếp lái máy bay của Không quân Libya.

    Kết quả là sau một thập kỷ, Libya từ một trong những quốc gia giàu nhất châu Phi thì hiện nay đã không còn lại gì ngoài những đống đổ nát và một quốc gia kiệt quệ, nội chiến liên miên và tình trạng bất ổn cực kỳ cao.

    Cuộc chiến tấn công Libya của Phương Tây năm 2011 dấy lên những lo ngại quân sự nghiêm trọng cho các nước láng giềng như Ai Cập hay Algeria, điều này cũng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển và hiện đại hoá quân đội hai nước này với hàng loạt hợp đồng mua vũ khí mới từ Nga. Tiêu biểu như các hợp đồng mua mới S-300V4, S-400 hay tiêm kích Su-35.

    Người ta cho rằng, một lượng nhỏ cường kích bom Su-24M có khả năng làm xoay chuyển cán cân chiến trường rất lớn khi đây vẫn là một mẫu máy bay tấn công mặt đất tốt hàng đầu thế giới hiện nay, vẫn được Không quân Nga tin tưởng và sử dụng dù cho người ta vẫn chưa biết chắc chắn có bao nhiêu chiếc Su-24M gia nhập biên chế LNA.

    Su-24 là loại cường kích cánh cụp cánh xoè được Liên Xô phát triển từ giai đoạn Chiến tranh Lạnh cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Máy bay có tốc độ tối đa Mach 1.1, tầm bay tối đa 2.500km, trần bay tối đa 11.000m. Vũ trang mang theo một pháo 23mm GSh-6-23 và 9 giá treo ngoài thân với khả năng mang tải tối đa 8 tấn vũ khí. Chủ yếu có thể kể đến là các loại bom, tên lửa không đối đất, rocket,... và khả năng không đối không ở mức độ hạn chế.

    Dù chưa biết chính xác số lượng tiêm kích MiG-29 và Su-24M mới được Nga cung cấp cho Libya là bao nhiêu. Tuy nhiên theo các nhà quan sát thì khả năng cao Nga sẽ tiếp tục chuyển giao thêm các chiến đấu cơ này cho Lybia trong thời gian tới

    Trong quá khứ, Không quân Lybia từng có những chiến đấu cơ có khả năng chiến đấu tốt như MiG-21, MiG-23 và đặc biệt là cả tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-25. Tuy vậy, kể từ khi nội chiến nổ ra cho đến nay thì lực lượng này chỉ còn đóng vai trò thứ yếu trên chiến trường, không còn quá nhiều khả năng tác động vào cục diện chiến tranh.

    Hoa Vũ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-281-truc-thang-nga-thoat-khoi-ten-lua-phien-quan-trong-gang-tac-a354164.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan