+Aa-
    Zalo

    Trận chiến “bất phân thắng bại” ở Dải Gaza

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo giới phân tích, trận chiến Gaza “không có bên thắng” và sẽ còn tái diễn, nếu cuộc sống của người của người Palestine ở đây vẫn còn bị bóp nghẹt.

    (ĐSPL) - Theo giới phân tích, trận chiến Gaza “không có bên thắng” và sẽ còn tái diễn, nếu cuộc sống của người của người Palestine ở đây vẫn còn bị bóp nghẹt.
    Trận chiến “bất phân thắng bại” ở Dải Gaza

    Trận chiến Dải Gaza chỉ mang lại đau thương tang tóc cho người dân Palestine

    Quân đội Israel đã rút lực lượng bộ binh ra khỏi Gaza và tuyên bố đã phá hủy tất cả 32 đường hầm mà Hamas sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công xuyên biên giới.
    Ngày 6/8, lệnh đình chiến 72 giờ bước sang ngày thứ hai ở Dải Gaza, trong khi các phái đoàn của Israel và Hamas chuẩn bị tiến hành đàm phán ở Cairo nhằm tìm cách kéo dài lệnh ngừng bắn.
    Đây là đợt ngừng bắn dài nhất trong một tháng giao tranh giữa hai bên làm hơn thiệt mạng 1.800 người Palestine, phần lớn là thường dân. Trong khi đó, 64 binh sĩ Israel cũng đã tử trận.
    Trận chiến “bất phân thắng bại” ở Dải Gaza

    Quân đội Israel đã rút lực lượng bộ binh ra khỏi Gaza

    Hamas hối thúc Israel chấm dứt lệnh phong tỏa vốn bóp nghẹt kinh tế Gaza và ngăn cản người Palestine rời khỏi vùng đất nghèo đói đông dân này. Về phần mình, Israel tuyên bố chỉ có thể nới lỏng các hạn chế tại Gaza, nếu nhận được cam kết Hamas không lợi dụng động thái này để nhập khẩu rocket hoặc các loại vũ khí khác.
    Cuộc chiến Gaza có nguy cơ tái diễn
    Theo phóng viên quốc phòng Jonathan Marcus của BBC, nếu không có thay đổi cơ bản về tình cảnh của người Palestine sinh sống tại Dải Gaza, những điều tương tự như cuộc xung đột tàn bạo này sẽ còn lặp lại trong những tháng, những năm tới.
    Hiện đã rõ ràng, chẳng bên nào là người chiến thắng trong cuộc chiến đẫm máu này. Về quân sự, có những bài học cho cả hai bên.
    Hamas, cùng các nhóm tay súng Palestine khác, rõ ràng đã “rút kinh nghiệm” các vụ đụng độ trước đây với Israel. Các tay súng của họ được đào tạo bài bản, sẵn sàng chiến đấu. Nhưng vũ khí truyền thống của họ là tên lửa tầm xa đã “không thành công như mong đợi” trước sự đánh chặn tên lửa hiệu quả của hệ thống “Vòm sắt” (Iron Dome) của Israel.
    Tuy nhiên, người ta vẫn còn nghi ngờ về sự thành công của hệ thống đánh chặn tên lửa “Vòm sắt”. Tên lửa tự tạo của Hamas có thể kém hiệu quả và có tin nói một số tên lửa đã bị rút bớt thuốc nổ để giảm trọng lượng nhằm tăng tầm bắn.
    Trận chiến “bất phân thắng bại” ở Dải Gaza

    Lá chắn tên lửa "Vòm sắt" (Iron Dome) được cho là đã giúp giảm bớt con số thương vong dân thường tại Israel

    Phóng hỏa tiễn chỉ gây sát thương rất ít cho Israel. Chủ yếu các trường hợp thương vong của Israel là do đạn cối bắn qua đường biên với Gaza. Nhưng hiệu quả chính của việc nã tên lửa là gây gián đoạn, khiến người ta không thể duy trì cuộc sống bình thường mà phải chạy tới các hầm trú ẩn. Hamas đã duy trì được việc đều đặn nã từng đợt tên lửa sang lãnh thổ Nhà nước Do Thái trong suốt cuộc xung đột, bất chấp sự tấn công dữ dội của không quân, pháo binh, hải quân Israel.
    Theo tin tình báo Israel, khoảng 3.300 tên lửa đã phóng sang lãnh thổ Israel. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) nói “Vòm sắt” đã phá hủy được hơn 3.000 tên lửa ở Dải Gaza và Hamas hiện chỉ còn khoảng 3.000 tên lửa.
    Việc duy trì bắn tên lửa cho thấy Hamas đã thành công nhất định, tuy họ có thể có vấn đề trong việc bổ sung kho đạn dược, khi mà chính phủ Ai Cập tỏ ra thù nghịch và trên thực tế nhiều kho xưởng ở Dải Gaza đã bị phá hủy.
    Sáng kiến lớn của Hamas trong chiến dịch này là dùng các đường hầm (và các đơn vị nhỏ bằng đường biển) để xâm nhập Israel. Israel đã chặn được một nhóm các tay súng từ một đường hầm hồi giữa tháng Bảy, dẫn đến việc mở chiến dịch trên bộ với mục đích chính là nhằm tìm phá các đường hầm.
    Trận chiến “bất phân thắng bại” ở Dải Gaza

    Hamas đã thiết lập một mạng lưới các đường hầm chằng chịt như mê cung ở Gaza

    Hamas đào hầm sâu xuống lòng đất, tạo ra một mạng lưới các hành lang ngầm như mê cung với nhiều điểm tiếp cận khác nhau. Đây là điều gây khó chịu nhất cho Israel.
    Nhiều trường hợp thương vong phát sinh do giao tranh ở các khu đông dân, nơi mà các tay súng Palestine “thoắt ẩn, thoắt hiện” rồi nhanh chóng chui xuống lòng đất.
    Một nhà bình luận người Israel so sánh vấn đề đường ngầm với những gì mà tên lửa chống tăng của Ai Cập đã từng gây ra cho xe tăng và xe bọc thép Israel trong thời gian đầu cuộc chiến 1973. Israel đã biết về những vũ khí đó, đã nhìn thấy người Ai Cập được huấn luyện kỹ càng với loại vũ khí này, nhưng đã không thể chặn được tính hiệu quả của chúng.
    Hamas rõ ràng đã học được những bài học từ cuộc xâm chiếm lớn gần đây nhất của Israel vào Dải Gaza.
    Tuy mất 64 quân nhân IDF, nhưng chiến dịch tấn công Dải Gazza vẫn được đa số người dân Israel ủng hộ
    Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chỉ đề ra các mục tiêu mang tính chiến thuật, nhằm đạt được việc "im lặng đổi lấy im lặng" và nhằm “vô hiệu hóa” các đường hầm ở mức tối đa. Các nhà bình luận người Israel đã chỉ trích ông Netanyahu là không có tầm nhìn chiến lược và đã gửi tín hiệu cho các lãnh đạo Hamas rằng Israel không ưu tiên cho mục tiêu tiêu diệt họ.
    Giống như Mỹ và các đồng minh ở Iraq và Afghanistan, Israel nhanh chóng học được rằng việc sử dụng lực lượng áp đảo trong một cuộc xung đột không cân xứng là không hiệu quả, đó là chưa kể các cơ sở quân sự của đối phương lại được đặt trong các khu dân cư.
    Về phần mình, Hamas chấp nhận hy sinh các tài sản quân sự khó khăn lắm mới gây dựng được sau nhiều năm (gồm tên lửa và các đường hầm) để nhằm mục tiêu mang tính chiến lược hơn. Họ muốn bằng cách này hay cách khác thay đổi được tình thế ở Gaza và dỡ bỏ cái mà họ coi là việc tiếp tục vây hãm vùng lãnh thổ này. Hamas biết chiến lược này sẽ dẫn tới con số thương vong dân thường cao. Có lẽ, Hamas  trông chờ vào áp lực quốc tế buộc Israel phải đình chỉ chiến dịch tấn công Dải Gaza.
    Không bên nào trong khu vực cũng sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đổi lấy hòa bình. Trước thực trạng ở  Gaza, Syria và Iraq, một nhà bình luận hàng đầu người Mỹ mô tả tình hình Trung Đông hiện tại giống như tình hình Châu Âu trong “Cuộc chiến 30 năm” (1618-1648) trước đây.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tran-chien-bat-phan-thang-bai-o-dai-gaza-a44876.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan