+Aa-
    Zalo

    Từ ngày 7/8, sẽ có thêm danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 62/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014, quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và có hiệu lực thi hành từ ngày 7/8 tới đây.

    Nghị định này áp dụng cho công dân Việt Nam đang nắm giữ, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Tri thức dân gian và các tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.

    Theo đó, danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng cho cá nhân đạt đủ các tiêu chuẩn sau: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; đào tạo được cá nhân đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

    Từ ngày 7/8, sẽ có thêm danh hiệu Nghệ nhân nhân dân

    Quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và có hiệu lực thi hành từ ngày 7/8 tới đây.

    Bên cạnh đó, cá nhân được xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú” phải có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi cả nước (đối với “Nghệ nhân nhân dân”) hoặc của địa phương (đối với “Nghệ nhân ưu tú”), thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể, có thành tích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị cao (đối với “Nghệ nhân nhân dân”) và có giá trị (đối với “Nghệ nhân ưu tú”) về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật. Đồng thời, phải có thời gian hoạt động trong nghề từ 20 năm trở lên và đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” (đối với “Nghệ nhân nhân dân”) và có thời gian hoạt động trong nghề từ 15 năm trở lên (đối với “Nghệ nhân ưu tú”).

    Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có các quyền và nghĩa vụ: được nhận Huy hiệu, Giấy chứng nhận của Chủ tịch nước và tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; không ngừng hoàn thiện tri thức và kỹ năng; tích cực truyền dạy, phổ biến tri thức và kỹ năng;... Đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp sinh hoạt hằng tháng theo quy định của Chính phủ.

    Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được thành lập theo 3 cấp: Hội đồng cấp tỉnh; Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ; Hội đồng cấp Nhà nước. Thành phần Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” gồm Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng cùng cấp; cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; một số nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú và nhà khoa học có uy tín, am hiểu chuyên sâu về di sản văn hóa phi vật thể.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-ngay-78-se-co-them-danh-hieu-nghe-nhan-nhan-dan-a39178.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan