+Aa-
    Zalo

    Từ thảm sát Hải Dương: Sống với người tâm thần nguy hiểm thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nhiều ông bố bà mẹ biết rõ ràng con em có biểu hiện tâm thần nhưng vẫn giấu giếm. Những vụ án mạng đau lòng do người người tâm thần gây ra là hệ quả của việc không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

    (ĐSPL) - “Những vụ án mạng đau lòng do người người tâm thần gây ra là hệ quả của việc không phát hiện sớm và điều trị kịp thời dẫn đến những hành vi khó lường”, bác sỹ Ngô Hùng Lâm, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội chia sẻ.
    Vụ người tâm thần gây án: Đâu là nguyên nhân?

    Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội Ngô Hùng Lâm.

    Từ sau vụ thảm sát 4 người trong 1 gia đình ở Hải Dương, trước đó nữa là vụ 1 người đàn ông ở Thanh Hóa chém chết mẹ đẻ và vợ, trong cả 2 vụ hung thủ đều là người tâm thần, người ta mới giật mình nhìn lại: trong xã hội hiện còn bao nhiêu người tâm thần chưa được phát hiện, điều trị kịp thời và sống chung với cả cộng đồng?
    Theo bác sỹ  Lâm, người có biểu hiện tâm thần luôn che giấu hành vi và rất khó nhận biết, đến một thời điểm nào đó có thể do hoang tưởng hay một ảo giác nào đấy xui khiến mà gây ra những hâu quả đáng tiếc. Điển hình như trường hợp của Phạm Duy Quý sinh năm 1993 ở (Thanh Hà, Hải Dương) đã gây ra vụ thảm sát 4 người thân trong gia đình là một điều vô cùng đau xót.
    Là một bác sỹ có thâm niên trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân tâm thần, bác sỹ Lâm cho biết, công tác quản lý, khám và điều trị các bệnh nhân tâm thần hiện nay gặp rất nhiều khó khăn.
    Theo bác sỹ Lâm, mỗi khi nói đến bệnh tâm thần nhiều người rất e ngại. Đặc biệt, đối với những gia đình có con cái bị tâm thần họ thường che giấu và không muốn cho ai biết. Chỉ khi nào con cái họ có những rối loạn nặng nề họ mới đưa đến các cơ sở khám điều trị.
    Vụ người tâm thần gây án: Đâu là nguyên nhân?

    Khu điều trị cho bệnh nhân tâm thần.

    Nhiều ông bố mà mẹ biết rõ ràng con em mình có biểu hiện tâm thần nhưng vẫn giấu giếm, thậm chí đi khám họ cũng đề nghị bác sỹ giữ bí mật vì sợ mang tiếng.
    “Đây là một sai lầm rất lớn đối với những bậc phụ huynh, bởi bệnh tâm thần thường khó kiểm soát gây ra những hậu quả khôn lường. Nếu không được điều trị kịp thời, hành vi nguy hiểm mà bệnh nhân gây ra là khó kiểm soát”, bác sỹ Lâm cảnh báo.
    Theo bác sỹ Lâm, người có biểu hiện tâm thần, tinh khí của họ rất thất thường, họ có thể vui quá mức hoặc buồn quá mức, có những dấu hiệu bất thường như sao nhãng công việc, ngại tiếp xúc chỗ đông người, tự tách mình với người thân, lười về sinh cá nhân, không đam mê các hoạt động thể thao, thường xuyên lo lắng những chuyện không đâu, khó ngủ, hay giật mình…
    Trường hợp nặng thường nói cười một mình một cách khó hiểu có cảm giác mơ hồ không thực, hoặc có những ý nghĩa khác thường, viển vông không có trong thực tế, lo lắng mạnh mẽ, ngủ không ngon giấc, hay giật mình thèm ăn, tính khí thất thường.
    Bệnh viện cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp mắc bệnh tâm thần chỉ 16 tuổi có những dấu hiệu như sinh hoạt thất thường, hay cáu gắt vô cớ.
    Một người đang khoẻ mạnh bình thường cũng hoàn toàn có thể mắc bệnh tâm thần nếu như chịu sức ép, áp lực quá nhiều trong công việc. Bệnh này cả người già và người trẻ đều có thể mắc nhưng cách thể hiện không giống nhau. Đối với người già thì biểu hiện rõ nhất là hay quên, giận dỗi vô cớ, có khi ăn rồi lại bảo không ăn.
    Đặc biệt, người bị tâm thần ở thể nhẹ thường rất khó phát hiện, việc đánh giá phải dựa vào cảm xúc, hành vi, khả năng nhận thức, xét nghiệm đồ não hoặc làm một số trắc nghiệm tâm lý mới có thể đưa ra được căn cứu người đó có bị tâm thần ở mức độ nào.
    Bác sỹ Lâm cho biết: “Người bị bệnh thâm thần, bình thường họ vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường với mọi người nhưng có thể một thời điểm nào đó, họ có thể gây ra những hệ quả đau lòng khó kiểm soát. Những vụ án mạng đau lòng do người người tâm thần gây ra là hệ quả của việc không phát hiện sớm và điều trị kịp thời dẫn đến những hành vi  khó lường. Trường hợp mới đây nhất là đối tượng Phạm Duy Quý sinh năm 1993, ở Thanh Hà, Hải Dương đã gây ra vụ thảm  sát 4 người thân trong gia đình là một điều vô cùng đau xót”.
    Bác sỹ Ngô Hùng Lâm nhận định trường hợp bệnh nhân có biểu hiện tâm thần gây án là do rối loạn hành vi. Việc này chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn, sau đó, người bệnh lại trở lại trạng thái bình thường.
    Nhiều trường hợp bác sỹ điều trị cho bệnh nhân tâm thần ở bị đánh, bị chửi đã không còn lạ lẫm gì đối với các bác sỹ tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Một trường hợp không thể quên đối với bác sỹ Lâm là lần bị một bệnh nhân đấm thẳng vào mặt.
    Bác sỹ Lâm kể: “Đó là trường hợp bệnh nhân tên H ở Ba Vì nhập viện do có những trầm cảm nặng, lúc đó tôi trực tiếp khám, bệnh nhân vẫn cười nói bình thường, nhưng khi vừa khám xong đang chuẩn bị quay ra thì bất ngờ bị bệnh nhân dùng nắm đấm, đấm thẳng vào mặt”. Đó chỉ là môt trong vô số những trường hợp dỏ khóc dở cười mà các bác sỹ ở Bệnh viện Tâm thần Hà Nội gặp phải.
    Vụ người tâm thần gây án: Đâu là nguyên nhân?

    Phòng điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh tâm thần.

    Bác sỹ Lâm cho biết thêm, hiện tại Bệnh viện đang chăm sóc cho 415 bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tâm thần. Các bệnh nhân đủ mọi thành phần. Trong đó bệnh nhân mắc tâm thần trẻ nhất là 16 tuổi. Ngoài ra bệnh viện điều trị ngoại trú cho khoảng hơn 10.000 bệnh nhân ngoại trú.
    Bệnh viện có cả một mạng lưới về chăm sóc sức khoẻ tổng hợp, quản lý những bệnh nhân ngoại trú, đồng thời giúp cộng đồng hiểu rõ vấn đề này để người dân có thể đưa đến ngay các cơ sở  chuyên khoa khám, phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời mới ngăn ngừa hành vi nguy hiểm của bệnh nhân, không chỉ cho người thân thậm chí có những hành vi nguy hiểm cho chính bệnh nhân,
    Bác sỹ Lâm khuyến cáo, việc điều trị cho bệnh nhân tâm thần gặp nhiều khó khăn vì đa số người tâm thần không tuân thủ lời nhắn của bác sĩ, không uống thuốc... Gia đình là những người gần gũi người bệnh nhất, hãy quan tâm đến con em mình, nắm bắt được thói quen cuộc sống sinh hoạt, hoà nhập từ chính gia đình mình.

    Như tin tức báo Đời sống và Pháp luật đã đưa, tối 2/8, tại Hải Dương đã xảy ra 1 vụ thảm sát. Hung thủ là Phạm Duy Quý (SN 1993) trú tại thôn Ngoại Đàm (xã Phượng Hoàng, Thanh Hà, Hải Dương) dùng dao cuồng sát cả gia đình khiến 4 người thiệt mạng. Sau khi bị bắt giữ, Quý đã thắt cổ tự tử trong nhà tạm giữ, Công an tỉnh Hải Dương. Quý được xác định có dấu hiệu tâm thần từ trước đó rất lâu.

    Trước thời điểm xảy ra vụ án trên, ngày 27/7, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt Hoàng Văn Thanh (51 tuổi, ở xã Triệu Thành, huyện Triệu Sơn) để điều tra vụ án mạng khiến hai người tử vong. Hai nạn nhân chính là mẹ ruột và vợ của Thanh. Công an Thanh Hóa sau đó không thể khởi tố vụ án do Thanh có tiền sử bệnh tâm thần.

    Đây chỉ là 2 trong vô số những vụ án mà hung thủ là người tâm thần gây ra trong thời gian qua, gây chấn động dư luận, để lại những hậu quả đau lòng.

     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-tham-sat-hai-duong-song-voi-nguoi-tam-than-nguy-hiem-the-nao-a44478.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan