+Aa-
    Zalo

    Tuyển người buôn lậu đi chống buôn lậu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từng bị truy nã, chưa được xóa án buôn lậu, nhưng một phụ nữ vẫn được tuyển dụng vào Chi cục QLTT tỉnh Bình Định.

    Từng bị truy nã, chưa được xóa án buôn lậu, nhưng một phụ nữ vẫn được tuyển dụng vào Chi cục QLTT tỉnh Bình Định.

    Đó là trường hợp của bà Vũ Thị Thu Hương (SN 1976), kiểm soát viên thị trường Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7, Chi cục QLTT tỉnh Bình Định.

    Quan hệ mật thiết với lãnh đạo

    Năm 2007, bà Hương nộp đơn xin việc đến Chi cục QLTT tỉnh Bình Định. Theo lý lịch tự khai, bà Hương ghi: “Lúc 12 tuổi còn đi học. Đến 15 tuổi nghỉ học, ở nhà phụ giúp gia đình cho đến nay (ngày nộp hồ sơ xin việc). Trình độ văn hóa: lớp 9/12”.

    Lãnh đạo Chi cục QLTT tỉnh Bình Định xem xét hồ sơ của bà Hương. Ảnh: A.T

    Chi cục QLTT đã ký hợp đồng lao động cho bà Hương làm tạp vụ. Khi có 2 tấm bằng bổ túc văn hóa và trung cấp kế toán, bà Hương được chuyển sang làm công tác văn thư, sau đó là nhân viên kế toán.

    Tháng 4/2013, bà Hương tham dự kỳ thi và trúng tuyển công chức vào Chi cục QLTT do UBND tỉnh Bình Định tổ chức. Ngày 13/9/2013, bà Hương về làm kiểm soát viên tại Đội QLTT số 7.

    Theo nhiều cán bộ Chi cục QLTT, sở dĩ bà Hương được “ưu ái” là do có mối quan hệ khá “mật thiết” với một lãnh đạo chi cục vừa mới nghỉ hưu vào đầu năm 2014.

    Sẽ hủy quyết định tuyển dụng

    Đáng chú ý, đầu năm 1997, bà Hương từng bị bắt khi tham gia buôn lậu thuốc lá tại TP Quy Nhơn. TAND tỉnh Bình Định đã tuyên phạt bà Hương 12 tháng tù giam. Trước khi chấp hành án, bà Hương bỏ trốn khỏi địa phương, sau đó bị bắt tại TP Đà Nẵng theo lệnh truy nã toàn quốc.

    Bà Phạm Thị Sang, Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính Chi cục QLTT tỉnh Bình Định, xác nhận bà Hương có tiền án về tội buôn lậu nhưng cơ quan nhận do thấy hoàn cảnh của bà Hương đáng thương. Còn ông Mai Xuân Hoàng, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Bình Định, thừa nhận: “Phòng Tổ chức - Hành chính đã có khuyết điểm trong việc xem xét hồ sơ trước khi đề nghị lãnh đạo cơ quan nhận bà Hương vào làm hợp đồng, rồi sau đó đề nghị vào danh sách dự tuyển công chức”.

    Hiện, bà Hương vẫn chưa được xóa án tích. Theo Quyết định số 650 ngày 27/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, một trong những trường hợp không được dự tuyển công chức là đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của tòa án mà chưa được xóa án tích...

    Ông Trịnh Xuân Long, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, giải thích: “Theo quy định, người đăng ký dự tuyển công chức phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của những giấy tờ trong hồ sơ dự tuyển. Các trường hợp khai man, giả mạo hồ sơ sẽ bị hủy kết quả tuyển dụng và xử lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu thật sự đến nay bà Hương vẫn chưa được xóa án tích, thì Sở Nội vụ sẽ xem xét hủy quyết định tuyển dụng công chức”.

    Yêu cầu báo cáo việc bổ nhiệm hàng loạt cán bộ

    Sau khi Báo Người Lao Động ngày 12/3 có bài viết “Bổ nhiệm hàng loạt cán bộ trước khi về hưu”, Cục QLTT - Bộ Công Thương đã gửi văn bản yêu cầu Chi cục QLTT tỉnh Bình Định báo cáo danh sách lãnh đạo cấp đội/phòng được bổ nhiệm và luân chuyển trong 2 tháng, trước khi ông Nguyễn Văn Hóa, nguyên Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Bình Định nghỉ hưu, đồng thời gửi các văn bằng, chứng chỉ của những người được bổ nhiệm để Cục QLTT xem xét. Thời hạn báo cáo đến ngày 22/3.

    Trước khi nghỉ hưu, ông Hóa đã ký quyết định bổ nhiệm, luân chuyển 29 cán bộ, nhân viên. Gần phân nửa quyết định trên là bổ nhiệm cán bộ không đúng quy định.

    N.H(theo Người lao động)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuyen-nguoi-buon-lau-di-chong-buon-lau-a25475.html
    Nỗ lực cá nhân có thay đổi những tiêu cực trì trệ của cơ chế tuyển dụng?

    Nỗ lực cá nhân có thay đổi những tiêu cực trì trệ của cơ chế tuyển dụng?

    (ĐSPL) - Dư luận vừa qua xôn xao về việc ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương đã bút phê xin việc giúp cho một thạc sĩ bằng giỏi nhưng lại đang đi làm công nhân ở Đà Nẵng. Sự việc này được nhiều người đánh giá là một hành động bước đầu nhằm tuyên chiến với nạn "chạy việc" vào cơ quan Nhà nước ở Đà Nẵng nói riêng và trong phạm vi cả nước nói chung hiện nay.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nỗ lực cá nhân có thay đổi những tiêu cực trì trệ của cơ chế tuyển dụng?

    Nỗ lực cá nhân có thay đổi những tiêu cực trì trệ của cơ chế tuyển dụng?

    (ĐSPL) - Dư luận vừa qua xôn xao về việc ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương đã bút phê xin việc giúp cho một thạc sĩ bằng giỏi nhưng lại đang đi làm công nhân ở Đà Nẵng. Sự việc này được nhiều người đánh giá là một hành động bước đầu nhằm tuyên chiến với nạn "chạy việc" vào cơ quan Nhà nước ở Đà Nẵng nói riêng và trong phạm vi cả nước nói chung hiện nay.

     Nghi vấn “chạy chức” ở ngành y tế Hà Tĩnh”

    Nghi vấn “chạy chức” ở ngành y tế Hà Tĩnh”

    (ĐSPL) - Liên quan đến nghi vấn Giám đốc sở Y tế Hà Tĩnh nhận tiền “chạy chức”, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã có Công văn số 520 - CV/UBKTTU gửi Báo ĐS&PL. Phó Bí thư Đảng ủy Các cơ quan chính đảng cấp tỉnh Hà Tĩnh thẳng thắn: “Báo ĐS&PL đặt vấn đề và phản ánh những nghi vấn chạy chức tại Sở Y tế Hà Tĩnh, theo tôi là rất dũng cảm!”.