+Aa-
    Zalo

    Tuyết rơi kỳ lạ trên 3 sa mạc khô cằn nhất thế giới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cùng với diễn biến phức tạp của tình hình biến đổi khí hậu trên toàn thế giới, các hiện tượng bí ẩn hay kỳ lạ xuất hiện ngày càng nhiều, điển hình là hiện tượng tuyết rơi

    Cùng với diễn biến phức tạp của tình hình biến đổi khí hậu trên toàn thế giới, các hiện tượng bí ẩn hay kỳ lạ xuất hiện ngày càng nhiều, điển hình là hiện tượng tuyết rơi trên sa mạc khô cằn.

    Việc biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn thế giới làm thiên nhiên và thời tiết ngày càng xuất hiện thêm nhiều những hiện tượng bí ẩn, kỳ lạ, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống con người. Đặc biệt là hiện tượng tuyết rơi trên những vùng sa mạc khô cằn nhất từ trước đến nay.

    Tuyết rơi trên sa mạc Sahara

    Tại một số dãy núi thuộc khu vực sa mạc Sahara, việc tuyết rơi là việc xảy ra thường xuyên như tại đỉnh Tahat, đỉnh núi cao nhất tại Algeria vào mùa đông với chu kì khoảng 3 năm một lần. Dãy núi Tibesti tại miền Bắc Chad thì cứ trung bình 7 năm một lần lại có những đợt tuyết rơi dày trên đỉnh núi tới hơn 2.500m.

    Hiện tượng bí ẩn về trận tuyết rơi kỳ lạ trên sa mạc Shahara

    Tuy nhiên, thực sự là bất thường khi vào ngày 18/2/1979, các khu vực địa hình thấp của sa mạc Sahara lại bất ngờ đón nhận một trận tuyết rơi lần đầu tiên trong lịch sử. Tuyết rơi tại các điểm ở phía Nam Algeria cùng với một cơn bão tuyết kéo dài trong nửa giờ đã làm tê liệt hệ thống giao thông tại đây.

    Trên sa mạc Taklamakan bất ngờ có tuyết rơi suốt 11 ngày liền

    Sa mạc Taklamakan nằm trong địa phận khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc là một trong 15 sa mạc lớn nhất thế giới với tổng diện tích 337.600km2, chiều dài tính theo hướng Đông Tây là hơn 1000km, chiều rộng theo hường Nam Bắc là 400km.

    Hiện tượng bí ẩn tuyết rơi trên vùng sa mạc của “con đường tơ lụa” huyền thoại Trung Quốc

    Đường biên giới phía Bắc và phía Nam của Taklamakan là một trong quãng đường dài đầy gian khổ trong huyền thoại "con đường tơ lụa" lịch sử. Năm 2008, tuyết bất ngờ rơi và phủ khắp sa mạc Taklamakan suốt 11 ngày liền. Đây được coi là hiện tượng thời tiết rất hiếm gặp đối với các sa mạc. Lớp tuyết mỏng có độ dày khoảng 4cm phủ trắng lên sa mạc nóng bỏng tạo nên phong cảnh hết sức kỳ thú.

    Tuyết trắng rơi dày trên sa mạc Atacama

    Sa mạc Atacama ở Chile vốn nổi tiếng là nơi khô cằn nhất được tìm thấy trên thế giới, các trạm khí tượng tại đây chưa bao giờ ghi nhận một trận mưa nào. Tuy nhiên, các du khách đến thăm sa mạc Atacama những ngày đầu tháng 9/2013 cực kỳ bất ngờ trước một hiện tượng lạ: tuyết trắng rơi dày khắp sa mạc Atacama.

    Tuyết trắng rơi dày trên sa mạc Atacama còn là một hiện tượng bí ẩn khó lý giải

    Người dân sinh sống gần đây cho biết, đây là đợt tuyết rơi với mật độ dày đặc nhất trong suốt hơn ba thập kỷ qua tại vùng đất sa mạc khô cằn nhất thế giới này. Sa mạc Atacama trải dài từ phía bắc Chile tới phía nam Peru, địa hình toàn những ngọn đồi đá, đá núi lửa và những cồn cát dài. Đây là sa mạc được ghi nhận trong sách Kỷ lục Thế giới Guiness là “khô cằn nhất thế giới”, với lượng mưa trung bình ít hơn 50mm một năm. Thậm chí tại một số khu vực trong sa mạc này chưa từng bao giờ có một giọt mưa rơi, khô cằn tới mức cây xương rồng cũng không thể tồn tại được.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuyet-roi-ky-la-tren-3-sa-mac-kho-can-nhat-the-gioi-a86763.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Sa mạc hóa đất đai

    Sa mạc hóa đất đai

    Hàng năm, ở nước ta có hàng trăm héc-ta đất đai màu mỡ bị biến thành hoang hóa, rồi thành sa mạc bỏ hoang, gây lên những xáo trộn nghiêm trọng trong đời sống xã hội.