+Aa-
    Zalo

    Vì một lời tấu mà chết oan mạng người

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tống Phước Thiêm là bậc trung thần, không chết vì quân địch mà chết bởi tay kẻ thù. Mệnh trời như vậy chăng?...

    (ĐSPL) - Tống Phước Thiêm là bậc trung thần, không chết vì quân địch mà chết bởi tay kẻ thù. Mệnh trời như vậy chăng?...
    Tống Phúc Thiêm còn có tên gọi khác là Tống Phước Thiêm, ông là danh thần đời chúa Nguyễn Phúc Ánh. Quê ông ở huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay là huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông sinh ra trong thời loạn, nên khi lớn đã chọn con đường binh nghiệp. Sau đó ông theo phò chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần.
    Vì một lời tấu mà chết oan mạng người
    Nhà thờ họ Tống Phước ở Huế.
     
    Tháng 12 năm Giáp Ngọ 1774, sau khi quân Trịnh do tướng Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy chiếm được Phú Xuân (Huế), nên Nguyễn Phúc Thuần phải mang các thân thuộc vượt biển, qua địa bàn kiểm soát của quân Tây Sơn rồi tháo chạy vào Gia Định. Khi ấy, Tống Phúc Thiêm xin theo hộ vệ và được chúa Nguyễn tin dùng, rồi phong đến Chưởng cơ. Đến năm Bính Thân 1776, Nguyễn Phúc Thuần bị tướng Lý Tài ép phải giao quyền hành cho Nguyễn Phúc Dương (tức Tân Chính vương) và cắt cử Tống Phúc Thiêm cùng Tống Phúc Hòa trấn giữ dinh Long Hồ (Vĩnh Long).
    Tháng 3 năm Đinh Dậu 1777, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ kéo vào Nam, Tống Phúc Thiêm đem thủy quân đón Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính vương về Ba Vát (Bến Tre). Tháng 9 cùng năm, Nguyễn Huệ mang quân bao vây tấn công Ba Vát, bắt sống Tân Chính vương cùng toàn bộ quân, chỉ mỗi mình Tống Phúc Thiêm chạy thoát. Nguyễn Phúc Thuần cũng bị quân Tây Sơn bắt tại vùng Cà Mau và cả hai chúa Nguyễn đều bị đưa về Gia Định xử tử vào khoảng cuối năm đó.
    Đầu năm sau - Mậu Tuất 1778, Đỗ Thanh Nhơn và Tống Phúc Thiêm cùng các tướng lĩnh khác tôn Nguyễn Phúc ánh là cháu của chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần lên làm Đại nguyên soái và Nhiếp quốc chính. Năm Canh Tý 1780, chúa Nguyễn Phúc Ánh xưng vương, Tống Phúc Thiêm được phong làm Tả chưởng cơ, tước Quận công, coi sóc công việc ở bộ Hình và bộ Hộ kiêm quản Tàu vụ và các đạo thủy binh.
    Năm sau - Tân Sửu 1781, thấy Đỗ Thành Nhơn cậy tài, cậy công và lộng quyền nên ông và Huỳnh Thiên Lộc tâu với chúa Nguyễn ánh xin giết. Chúa Nguyễn Ánh đồng ý. Sau đó, chúa bèn giả vờ bệnh rồi cho triệu Đỗ Thành Nhơn vào bàn việc, nhân đó sai võ sĩ bắt và giết vào tháng 3 cùng năm. Đỗ Thành Nhơn bị giết, các thuộc tướng của Thành Nhơn đều rất căm hận, rút hết quân Đông Sơn đi dù chúa Nguyễn cho người chiêu dụ cũng không đến.
    Nhân cơ hội ấy, tháng 3 năm Nhâm Dần 1782, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ lại đưa quân vào Nam. Tại Cần Giờ, thủy binh của chúa Nguyễn Phúc Ánh do tướng Tống Phúc Thiêm chỉ huy, với khoảng 400 chiến thuyền (chưa kể 5 tàu chiến của phương Tây do Manuel cầm đầu) đã chuẩn bị thế trận ở Thất Kỳ Giang (sông Ngã Bảy). Nhân địa thế và hướng gió có lợi, Nguyễn Huệ dùng hỏa công. Thủy quân của Tống Phúc Thiêm hoàn toàn bị bất ngờ, khiến quân rối loạn và dẫn đến thất bại nặng nề.
    Sau trận đại bại này, chúa Nguyễn phải chạy rút lui, bỏ thành Gia Định, rồi lại bỏ Ba Giồng, vượt sông Hậu sang Chân Lạp, ra đảo Phú Quốc và cuối cùng sang Xiêm cầu viện. Trong khi chúa Nguyễn bỏ chạy, Tống Phúc Thiêm gom tàn quân lui về Ba Giồng thì bị quân Đông Sơn vây đánh và ông bị bắt sống. Tại đây, Võ Nhàn và Đỗ Bảng đã thay mặt toàn thể thuộc hạ của Đỗ Thành Nhơn để giết chết ông vì tội gièm pha khiến chủ tướng của họ bị mưu hại. Nghe tin Tống Phúc Thiêm bị giết, chúa Nguyễn ánh đã than rằng: Phước Thiêm là bậc trung thần, không chết vì quân địch mà chết bởi tay kẻ thù. Mệnh trời như vậy chăng?...
    Luật nay: Không ai có thể bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
    Theo nội dung của giai thoại trên thì vì lời tấu của Tống Phúc Thiêm mà Đỗ Thành Nhơn - một danh tướng có tài, một công thần vào hàng bậc nhất của chúa Nguyễn đã phải chết oan. Tất nhiên là vào thời phong kiến thì vua chúa đã muốn ai chết ắt người đó khó mà sống được. Nhưng nếu không có lời tấu của Tống Phúc Thiêm thì chưa hẳn Đỗ Thành Nhơn đã phải rơi đầu. Vì thế, Tống Phúc Thiêm được các sử gia đương thời xếp vào hàng đại ác.
    Tuy nhiên, sau này, thuộc hạ của Đỗ Thành Nhơn đã tự ý xử Tống Phúc Thiêm là hành vi trái với pháp luật hiện hành. Bởi pháp luật đã quy định rất rõ ràng, không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, việc trước đây, Tống Phúc Thiêm có sai phạm thì phải do toà án phán quyết chứ không thể bị kẻ khác giết như vậy.
    Một người thực hiện hành vi phạm tội nếu họ chưa bị Toà án kết án thì họ chưa bị coi là có tội. Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người khác phải có thái độ tôn trọng họ khi tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết có liên quan đến thân thể và tài sản của họ (việc bắt giữ hoặc kê biên tài sản nhằm đảm bảo cho quá trình chứng minh tội phạm).  
    Đây là nguyên tắc cơ bản, nhằm đảm bảo các quyền tự do dân chủ của công dân được quy định trong Hiến pháp và Điều 10 Bộ luật Tố tụng Hình sự nước ta. Theo nguyên tắc này thì: Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Nghĩa là họ vẫn phải chịu một số biện pháp cưỡng chế nhất định, nhưng không ai được xem là có tội và không chịu bất kỳ một hình phạt nào khi chưa có bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
    Và như vậy, việc thuộc hạ của Đỗ Thành Nhơn tự ra tay sát hại Tống Phúc Thiêm là hành vi trái pháp luật cần phải bị xử lý nghiêm.                                                                       

     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-mot-loi-tau-ma-chet-oan-mang-nguoi-a30625.html
    Những cái chết bí ẩn quanh hiện trường vụ thảm án xưa

    Những cái chết bí ẩn quanh hiện trường vụ thảm án xưa

    (ĐSPL) - Hai năm đã trôi qua, ngôi nhà sau vụ thảm án kinh hoàng của gia đình nạn nhân Đặng Thành Đ. giờ đã trở thành một đống hoang tàn đổ nát. Cũng từ ngôi nhà này rất nhiều câu chuyện rùng rợn được người dân kể lại, không biết thực hư ra sao nhưng mỗi lần ai đó nghe qua cũng phải giật mình kinh hãi.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Những cái chết bí ẩn quanh hiện trường vụ thảm án xưa

    Những cái chết bí ẩn quanh hiện trường vụ thảm án xưa

    (ĐSPL) - Hai năm đã trôi qua, ngôi nhà sau vụ thảm án kinh hoàng của gia đình nạn nhân Đặng Thành Đ. giờ đã trở thành một đống hoang tàn đổ nát. Cũng từ ngôi nhà này rất nhiều câu chuyện rùng rợn được người dân kể lại, không biết thực hư ra sao nhưng mỗi lần ai đó nghe qua cũng phải giật mình kinh hãi.

    Án xưa: Kỳ án con rể thắng kiện, bố vợ sinh bệnh mà chết

    Án xưa: Kỳ án con rể thắng kiện, bố vợ sinh bệnh mà chết

    Vào khoảng niên hiệu Bảo Thái (từ 1/1720 đến 3/1729) đời vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Cương, ở huyện Phù Khang (nay là Phù Ninh - Phú Thọ) có viên giám sinh Nguyễn Danh Cử nhờ cúc cung tận tụy lại giỏi chạy chọt, đút lót quan trên, nên được "đặc cách", bổ dụng chức tri huyện Lập Thạch, trấn Sơn Tây (nay thuộc Phú Thọ).