+Aa-
    Zalo

    Vì sao cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ 2022 lại vô cùng "đắt đỏ"?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đến thời điểm hiện tại, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 đã trở thành cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đắt đỏ nhất của Mỹ. Số tiền "đổ" vào sự kiện này chỉ thua các cuộc bầu cử tổng thống.

    Công ty nghiên cứu AdImpact ước tính khoảng 9,7 tỷ USD đã được "đổ" vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022, tăng 144% so với kỷ lục của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ trước đó, được thiết lập vào năm 2018. Theo dự đoán, số tiền chi cho cuộc bầu cử năm nay thậm chí còn có thể vượt cả cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. 

    Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022, cả Hạ viện và Thượng viện sẽ bầu lại một số ghế nhất định, theo đó quyền kiểm soát cả 2 viện này đều nằm trong tầm với của 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa. Bởi vậy, rủi ro với cả 2 bên tương đối cao.

    Theo dự đoán, đảng Cộng hòa nhiều khả năng giành quyền kiểm soát Hạ viện và cạnh tranh ghế tại Thượng viện. Đảng Dân chủ từng lạc quan sẽ giữ vững thế đa số tại 2 viện trong cuộc bầu cử 2022 thì giờ lại đang hạ bớt kỳ vọng. 

    Trọng tâm cuộc bầu cử năm nay sẽ là cuộc đua vào Thượng viện. Một số ghế tại Thượng viện có tính cạnh tranh cao và được cho là ưu tiên hàng đầu của cả 2 đảng. Theo đó, cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đang "đồ tiền" vào các cuộc đua này. Tới thời điểm hiện tại, số tiền chi cho cuộc bầu cử Thượng viện tại các bang Arizona, Georgia, Nevada và Pennsylvani dự kiến đã lên tới 200 triệu USD. Trong khi đó, tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018, chỉ 2 bang tốn trên 100 triệu USD.

    bau cu giua nhiem ky my
    Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 là một trong những cuộc bầu cử chính trị "đắt đỏ" nhất từ trước đến nay ở Mỹ. Ảnh: Redux 

    Bên cạnh đó, các vị trí thư ký cấp tiểu bang, một văn phòng vốn được ít người biết đến nhưng đã trở nên nổi bật trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 với vai trò xác nhận kết quả bầu cử tổng thống, cũng thu về số tiền quyên góp chiến dịch cao kỷ lục.

    Sự "bùng nổ" trong số tiền gây quỹ và chi tiêu cho các cuộc bầu cử năm nay được đánh giá phù hợp với xu thế chính trị ở Mỹ, khi sự phân cực giữa 2 đảng ngày càng gia tăng. 

    Đối với các nhà tài trợ chiến dịch là doanh nghiệp và cá nhân, điều này đã làm thay đổi những phân tích về chi phí-lợi ích của chiến dịch trạnh cử.

    Chi tiêu cho chính trị cũng đã trở nên dễ dàng hơn nhiều sau quyết định của Tòa án Tối cao vào năm 2010 cho phép các công ty và các nhóm lợi ích bên ngoài tài trợ không giới hạn quỹ cho các cuộc bầu cử.

    Theo phân tích của công ty nghiên cứu OpenSecrets, 10 năm sau khi Tòa án Tối cao đưa ra quyêt định trên, các nhóm độc lập (không bao gồm các đảng chính trị) đã đóng góp 4,5 tỷ USD vào các khoản chi tiêu cho các cuộc bầu cử, cao gấp 6 lần số tiền được chi trong 2 thập kỷ trước. Vào năm 2022, các nhóm bên ngoài, bao gồm các tổ chức phi lợi nhuận và siêu Ủy ban hoạt động chính trị (Super PACs) đã quyên góp tới 1,6 tỷ USD cho các cuộc tranh cử.

    Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ mới cũng đã tạo điều kiện cho hoạt động gây quỹ tranh cử. Các phần mềm như nền tảng Actblue của đảng Dân chủ và WinRed của đảng Cộng hòa đã giúp các cá nhân dễ dàng quyên góp tiền hơn.

    Các nhà tài trợ số tiền ít hơn 200 USD đã đóng góp tổng số tiền lên tới 1,14 tỷ USD trong cuộc bầu cửnày, gấp đôi những gì họ đã đóng góp trong năm 2018. Và các nhà tài trợ lớn, được thúc đẩy bởi thị trường chứng khoán lâu đời, hiển nhiên cũng mạnh tay chi tiền cho các hoạt động chính trị.

    J.B. Pritzker, một tỷ phú và là thống đốc đương nhiệm của đảng Dân chủ tại Illinois, đã đổ hơn 130 triệu USD vào chiến dịch tái tranh cử của mình. Nhìn chung, chi tiêu cho các cuộc đua của các thống đốc trong năm nay được dự báo cao gấp đôi năm 2018.

    Theo tờ Economist, số tiền chi cho các cuộc bầu cử nhiều khả năng sẽ tiếp tục trăng trong cuộc bầu cử tổng thống diễn năm 2024 và hơn thế nữa. Sự phân cực chính trị chỉ ngày càng gia tăng cũng kéo theo sự phân chia phương tiện truyền thông cũng vậy. Sự thay đổi này đang tạo ra nhiều nền tảng hơn bao giờ hết và qua dods, các nhóm vận động có thể tranh giành sự chú ý của cử tri.

    Minh Hạnh (Theo The Economist) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-cuoc-bau-cu-giua-nhiem-ky-my-2022-lai-vo-cung-dat-do-a556006.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan