+Aa-
    Zalo

    Video: Nga đưa cường kích Su-25 vào cuộc tấn công cứ điểm Ukraine

    (ĐS&PL) - Để thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt, tấn công vào các cứ điểm quan trọng của Ukraine, Nga đã đưa máy bay chiến đấu Su-25SM và trực thăng Ka-52 vào tham chiến.

    xe-tang-bay--nga-xuat-kich-tan-cong-cu-diem-ukraine-nguon--sputnik..mp4

    Vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video ghi lại cuộc tấn công của máy bay chiến đấu Su-25SM và trực thăng Ka-52 nhằm vào các vị trí trọng yếu của Ukraine trong cuộc chiến quân sự.

    RIA Novosti dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các đơn vị không quân thuộc Quân khu Trung tâm Nga đã triển khai các cường kích Su-25SM và trực thăng tấn công Ka-52 tập kích mục tiêu của Ukraine ở vùng Lyman vào cuối tuần vừa qua.

    “Các máy bay Su-25SM và Ka-52 thuộc Quân khu Trung tâm tiếp tục thực hiện việc ngăn chặn hoạt động của quân đội Ukraine ở hướng Lyman", thông báo cho biết.

    Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, các cuộc tấn công diễn ra dưới sự hỗ trợ từ một trinh sát Nga gần mục tiêu.

    Đây là 2 vũ khí hạng nặng được Nga sử dụng vừa nhằm tấn công các mục tiêu của Ukraine, đồng thời giúp bảo vệ Nga khỏi các cuộc phản công của quân đội Kiev. 2 thiết bị bay nhưng lại được sử dụng nhằm tấn công các mục tiêu mặt đất.

    video nga dua cuong kich su 25 vao cuoc tan cong cu diem ukraine2
    Cường kích Su-25. Ảnh: Dân trí.

    Su-25 là máy bay tấn công, được thiết kế để yểm trợ cho các lực lượng mặt đất cả ban ngày và ban đêm. Hiện nay, quân đội Nga biên chế các phiên bản Su-25 gồm Su-25SM, Su-25SM3 và Su-25UB. Là cường kích với nhiệm vụ tấn công các mục tiêu của Ukraine trên mặt đất, máy bay Su-25 của Nga phải đương đầu với rất nhiều thách thức, đặc biệt từ các hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) mà phương Tây đã viện trợ cho Ukraine.

    Su-25 được thiết kế để tấn công trực tiếp và hỗ trợ cận chiến, với tốc độ tối đa khoảng 956km/h và trần bay 6.700m.

    Mỗi chiếc Su-25 được trang bị một khẩu pháo hai nòng 30mm với 250 đạn pháo, Su-25 có thể mang hơn 4 tấn đạn dược, bao gồm tên lửa, rocket, bom điều khiển và không điều khiển, thậm chí cả pháo bổ sung. Su-25 được trang bị các tấm thép và titan dày từ 6mm đến 25mm xung quanh buồng lái, các bộ phận của thân máy bay và cánh, cũng như các bình nhiên liệu. Nhờ lớp giáp này mà Su-25 được mệnh danh là "xe tăng bay".

    Trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga thường sử dụng cường kích Su-25 trong các nhiệm vụ cận chiến. Cường kích Nga thường đi theo cặp và có trực thăng quân sự yểm trợ.

    Su-25 của Nga cũng đc chế tạo hạn chế sự phát hiện từ rada đối phương, thường bay ở tầm thấp so với mặt đất khi làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, chiến thuật này cũng có rủi ro nhất định khi các hệ thống MANPADS của Ukraine cũng đặc biệt tỏ ra nguy hiểm trên chiến trường. 

    video nga dua cuong kich su 25 vao cuoc tan cong cu diem ukraine3
    "Cá sấu" K52 của Nga. Ảnh: Dân trí.

    Trong khi đó, Ka-52 là trực thăng chiến đấu và do thám thế hệ kế tiếp, được thiết kế để đối phó với các phương tiện trên bộ cả bọc thép và không bọc thép, xe tăng, binh sĩ và trực thăng đối phương.

    Ka-52 của Nga được mệnh danh là "cá sấu" với độ hung hãn và cũng dễ ẩn náu có thể được sử dụng cả trong sứ mệnh chiến đấu và trinh sát.

    Ka-52 được trang bị pháo tự động cỡ nòng 30mm và cũng có thể mang tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser, tên lửa không đối không tầm ngắn, các loại bom và tên lửa khác. Ka-52 có thể đạt vận tốc trên 290km/h và bay cao gần 5.000m.

    Sức mạnh không quân của Nga nhiều lần khiến quân đội Ukraine cùng các nhà phân tích và quan chức phương Tây phải kiêng nể. Với các thiết bị không quân bao gồm máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công, nhất là khả năng tiêu diệt tăng thiết giáp Ukraine. Ngoài ra, Kiev cũng thiếu hệ thống phòng không ở tiền tuyến để ngăn chặn máy bay Nga.

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận, ưu thế trên không của Nga đang "ngăn chặn" cuộc phản công của Kiev. Kiev đã nhiều lần đề nghị được các đối tác cung cấp máy bay để chống lại chiến dịch quân sự của Nga, nhưng nhiều đồng minh phương Tây của Ukraine vẫn tỏ ra do dự.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/video-nga-dua-cuong-kich-su-25-vao-cuoc-tan-cong-cu-diem-ukraine-a593867.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan