+Aa-
    Zalo

    WHO: Số ca nhiễm COVID-19 gia tăng trên toàn cầu có thể cảnh báo vấn đề nghiêm trọng

    (ĐS&PL) - Số ca mắc mới trên toàn cầu có xu hướng gia tăng, theo WHO nguyên nhân là do chủng phụ BA.2 đang dần chiếm ưu thế và các biện pháp giãn cách xã hội, sức khỏe cộng đồng được nới lỏng.

    Ngày 16/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ, rằng sau thời gian giảm ổn định, toàn thế giới ghi nhận 11 triệu ca nCoV mới, tăng 8% so với một tuần trước đó. Đây là đợt tăng ca nhiễm toàn cầu đầu tiên kể từ cuối tháng 1.

    who canh bao gia tang covid 19 toan cau la phan noi cua tang bang chim 1
    Tổng Giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters

    Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, số trường hợp dương tính mới tăng 29%. Ca nhiễm trong khu vực này có xu hướng leo thang kể từ cuối tháng 12/2021. Tây Thái Bình Dương đã vượt qua châu Âu, trở thành điểm nóng dịch bệnh toàn cầu.

    Một số chuyên gia lo ngại châu Âu có thể đang phải đối mặt với một làn sóng COVID-19 mới, khi số ca bệnh ở Áo, Đức, Thuỵ Sĩ, Hà Lan và Anh bắt đầu gia tăng từ đầu tháng 3.

    Châu Phi cũng chứng kiến ca nhiễm mới tăng 12% và ca tử vong tăng 14%. Các khu vực khác báo cáo ca mắc giảm, bao gồm phía đông Địa Trung Hải, dù khu vực này từng chứng kiến ca tử vong tăng 38% liên quan sự gia tăng đột biến ca nhiễm trước đó.

    Theo WHO, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là việc nhiều quốc gia bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch, cùng lúc đó biến thể Omicron và dòng phụ BA.2 đang lây lan nhanh chóng, trong khi tỷ lệ tiêm chủng ở một số nơi còn thấp.

    Tổng Giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “Số ca mắc mới gia tăng trong khi một số quốc gia đang giảm tỉ lệ xét nghiệm, điều đó cho thấy những số liệu mà chúng ta thu được chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.”

    Cũng tại cuộc họp báo, chuyên gia Maria Van Kerkhove của WHO nhận định BA.2 dường như là biến thể dễ lây truyền nhất tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy BA.2 có thể gây bệnh nặng hơn.

    Giáo sư Miễn dịch học tại Đại học Padua của Ý Antonella Viola cho biết: “Tôi đồng ý với việc nới lỏng các hạn chế, bởi vì bạn không thể coi đây là trường hợp khẩn cấp sau khi chúng ta đã trải qua 2 năm đại dịch.

    Nhưng chúng ta cũng không nên nghĩ rằng COVID-19 đã biến mất. Do đó, việc duy trì các biện pháp phòng dịch là cần thiết, ví dụ tiếp tục theo dõi số ca bệnh, duy trì đeo khẩu trang ở khu vực trong nhà hoặc những nơi đông người".

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/who-so-ca-nhiem-covid-19-gia-tang-tren-toan-cau-co-the-canh-bao-van-de-nghiem-trong-a531375.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan